Giải siêu nhanh Sinh học 11 cánh diều Bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải siêu nhanh Bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Sinh học 11 cánh diều. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

MỞ ĐẦU

Câu 1: Quan sát hình 2.1 trang 9, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này.

Quan sát hình 2.1 trang 9, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này.

Trả lời:

Khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng, cây khô héo, vàng lá và có thể ngừng phát triển. Để tránh xảy ra hiện tượng này, nên cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng khoáng cần thiết cho cây trồng.

II. SỰ HẤP THỤ NƯỚC, MUỐI KHOÁNG VÀ VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY

Câu 1: Quan sát hình 2.3 trang 12 và cho biết sự trao đổi nước trong cây bao gồm những quá trình nào?

: Quan sát hình 2.3 trang 12 và cho biết sự trao đổi nước trong cây bao gồm những quá trình nào?

Trả lời:

Sự trao đổi nước trong cây gồm 3 quá trình: thoát hơi nước ở lá, vận chuyển nước trong thân và hấp thụ nước ở rễ

Câu 2: Quan sát Hình 2.3 trang 12, cho biết cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?

Trả lời:

  • Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ rễ cây có các tế bào lông hút. 

  • Khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động

Câu 3: Quan sát hình 2.4 trang 13, mô tả con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào rễ.

Quan sát hình 2.4 trang 13, mô tả con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào rễ.

Trả lời:

  • Con đường gian bào: nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào → lớp nội bì → bị đai Caspary chặn lại → chuyển sang con đường tế bào chất. 

  • Con đường tế bào chất: nước và khoáng đi qua tế bào chất thông qua cầu sinh chất.

Câu 4: Quan sát hình 2.5 trang 14, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào?

Quan sát hình 2.5 trang 14, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào?

Trả lời:

Nước và chất khoáng từ rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ của thân lên lá và các cơ quan phía trên.

III. SỰ THOÁT HƠI NƯỚC Ở THỰC VẬT

Câu 5: Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào?

Trả lời:

  • Thoát hơi nước qua lớp cutin: nước khuếch tán từ khoảng gian bào qua thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài. 

  • Thoát hơi nước qua khí khổng: là con đường chủ yếu, gồm 3 giai đoạn: nước → dạng hơi đi vào gian bào → khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá → khuếch tán ra không khí xa hơn. 

Câu 6: Quan sát hình 2.6 trang 15 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng.

Quan sát hình 2.6 trang 15 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng.

Trả lời:

Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu sẽ trương nước, thành mỏng bên ngoài căng lên và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày bên trong căng yếu hơn khi khí khổng mở và ngược lại.

Câu 7: Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật?

Trả lời:

  • Tạo động lực đầu trên 

  • Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây với nhau

  • Giúp CO$_{2}$ có thể khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp

  • Giảm nhiệt độ bề mặt lá

Câu 8: Quan sát hình 2.7 trang 16 và cho biết cây có thể lấy nitrogen từ đâu?

Quan sát hình 2.7 trang 16 và cho biết cây có thể lấy nitrogen từ đâu?

Trả lời:

  • Sự phóng lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N$_{2}$ thành NO$_{3}$-

  • Cố định nitrogen tự do thành NH$_{4}$+ nhờ một số vi sinh vật 

  • Vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ

  • Con người bổ sung phân bón nitrogen cho cây trồng 

Câu 9: Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây như thế nào?

Trả lời:

Quá trình khử nitrate trong cây: NO$_{3}$- chuyển hóa thành NH$_{4}$+ tại các cơ quan.

Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây như thế nào?

NH4+ sau khi được hấp thụ hoặc hình thành từ quá trình khử nitrate sẽ kết hợp với các keto acid → amino acid sơ cấp.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu trong các trường hợp ở bảng 2.2 trang 11

Trả lời:

Lá cây biểu hiện thiếu nguyên tố khoáng

Tên nguyên tố khoáng bị thiếu

Triệu chứng khi thiếu nguyên tố khoáng

 Xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu trong các trường hợp ở bảng 2.2 trang 11

Potassium 

Vàng lá, mép lá màu đỏ 

 Xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu trong các trường hợp ở bảng 2.2 trang 11

Phosphorus 

Lá nhỏ, màu lục đậm; rễ, thân phát triển chậm

 Xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu trong các trường hợp ở bảng 2.2 trang 11

Magnesium 

Vàng lá; mép phiến lá màu cam đỏ 

 Xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu trong các trường hợp ở bảng 2.2 trang 11

 Nitrogen

Cây chậm lớn, chóp lá hóa vàng

Câu 2: Mô tả đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây theo gợi ý ở bảng 2.3 trang 14.

Trả lời:

Đặc điểm

Dòng mạch gỗ

Dòng mạch rây

Chất được vận chuyển

Nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ 

Các sản phẩm quang hợp và một số hợp chất khác 

Chiều vận chuyển

Vận chuyển một chiều trong mạch gỗ 

Vận chuyển trong mạch rây 

Động lực vận chuyển

Áp suất rễ, thoát hơi nước, lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ.

Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng 

Câu 3: Giải thích tại sao quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần lớn lượng nước cây hấp thụ được.

Trả lời:

Vì quá trình thoát hơi nước có vai trò quan trọng:

  • Tạo động lực đầu trên 

  • Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây với nhau

  • Giúp CO$_{2}$ có thể khuếch tán vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp

  • Giảm nhiệt độ bề mặt lá

Câu 4: Hãy cho biết ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật.

Trả lời:

Các amide có vai trò là chất dự trữ NH$_{4}$+ cho cơ thể thực vật khi cần sinh tổng hợp amino acid.

VẬN DỤNG

Câu 1: Molybdenum tham gia cấu tạo enzyme nitrogenase. Giải thích cơ sở sinh học của việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu.

Trả lời:

Molybdenum ảnh hưởng đến: quá trình dinh dưỡng (hút dinh dưỡng, cố định đạm, khử nitrate), quá trình hô hấp (oxy hóa - khử), quá trình quang hợp (hoạt hóa diệp lục và khử CO$_{2}$), chuyển hóa gluxide, hình thành các bộ phần mới và ảnh hưởng đến tính chống chịu.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diều bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật , Soạn ngắn Sinh học 11 CD bài 2 Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác