Giải siêu nhanh sinh học 11 Bài 12: Miễn dịch ở người và động vật

Giải siêu nhanh Bài 12 Miễn dịch ở người và động vật sách Sinh học 11 kết nối. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

MỞ ĐẦU

Câu 1: Xung quanh con người có rất nhiều tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm,… nhưng xác suất mắc bệnh ở người lại nhỏ. Vì sao?

Trả lời:

Bởi vì cơ thể có hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể.

I. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Câu 1: Ghép đúng tác nhân sinh học (1, 2, 3 hoặc 4) với cách thức gây bệnh (A, B, C hoặc D).

Trả lời:

1 - D; 2 - B; 3 - A; 4 - C.

Câu 2: Ghép đúng tác nhân vật lí (1, 2, 3, 4 hoặc 5) với cách thức gây bệnh (A, B, C, D hoặc E).

Trả lời:

1 - D; 2 - A; 3 - E; 4 - C; 5 - B.

Câu 3: Ghép đúng tác nhân hóa học (1, 2 hoặc 3) với cách thức gây bệnh (A, B hoặc C).

Trả lời:

1 - C; 2 - A; 3 - B.

Câu 4: Ghép đúng nguyên nhân bên trong (1, 2) với cách thức gây bệnh (A, B).

Trả lời:

1 - B; 2 - A.

III. MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU

Câu 1: Miễn dịch không đặc hiệu bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh như thế nào?

Trả lời:

Miễn dịch không đặc hiệu thể hiện đáp ứng giống nhau chống lại các tác nhân gây bệnh khác nhau. Nếu mầm bệnh từ môi trường vào cơ thể thì hàng rào bảo vệ đầu tiên của hệ miễn dịch sẽ tiếp đón và tiêu diệt những mầm bệnh này

Câu 2: Tại sao sốt vừa có ích lại vừa có hại đối với cơ thể?

Trả lời:

Khi vi khuẩn xâm nhập qua vết thương hở, đại thực bào vi khuẩn, virus và tiết ra chất gây sốt kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi, làm cơ thể sốt. Sốt có tác dụng bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, sốt cao trên 30oC có thể gây nguy hiểm cho cơ thể vì sốt cao làm tăng phản ứng quá mẫn gây sốc, tăng quá trình tiêu hủy, giảm kẽm và sắt trong máu. 

IV. MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU

Câu 1: Phân biệt miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.

Trả lời:

Phân biệt

Miễn dịch đặc hiệu

Miễn dịch không đặc hiệu

Tính đặc hiệu

Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể

Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

Thành phần

Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào 

Hàng rào vật lí, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt

Ghi nhớ

Không

Thời gian đáp ứng

Gần như tức thì

Cần thời gian để xảy ra đáp ứng

Tính hiệu quả

Hiệu quả hơn

Ít hiệu quả hơn 

Câu 2: Tế bào B, tế bào T và kháng thể nhận diện kháng nguyên tương ứng như thế nào?

Trả lời:

Tế bào B và tế bào T có các thụ thể kháng nguyên trên màng sinh chất. Khi tế bào B hoạt hóa, phân chia tạo thành các tương bào. Các tương bào tạo ra thụ thể kháng nguyên đưa vào máu gọi là kháng thể. Kháng thể có vị trí nhận diện và gắn với kháng nguyên. Tất cả kháng thể được tạo ra từ các tương bào thuộc một dòng tế bào B đều giống hệt nhau nên chúng chỉ gắn với loại kháng nguyên tương ứng.

Câu 3: Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn dịch nguyên phát?

Trả lời:

Bởi vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn, số lượng tế bào miễn dịch và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, giúp chống lại mầm bệnh hiệu quả.

V. CÁC BỆNH PHÁT SINH DO CHỨC NNAWG HỆ MIỄN DỊCH BỊ PHÁ VỠ

Câu 1: Những bệnh nào có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ?

Trả lời:

"Bệnh cơ hội" có thể xuất hiện khi chức năng hệ miễn dịch bị phá vỡ.

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật nuôi?

Trả lời:

Khi tiêm vaccine, vaccine bị hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện là vật lạ, huy động kháng thể tiêu diệt và ghi nhớ chúng, hình thành trí nhớ miễn dịch. Về sau nếu cơ thể bị tác nhân bệnh thật xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

Câu 2: Tìm gặp những người phụ trách y tế, những người phụ trách thú y của địa phương và đề nghị họ cho biết:

  • Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống những bệnh nào cho trẻ em và người lớn?

  • Những loài động vật nuôi nào ở địa phương đã được tiêm vaccine phòng bệnh và phòng những bệnh nào?

Trả lời:

  • Địa phương đã tiêm vaccine phòng chống bệnh: Viêm gan B, Cúm mùa, Sởi - Quai bị - Rubella,... cho trẻ em và người lớn.

  • Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho động vật nuôi như sau:

  • Bệnh ở gia súc: Lở mồm long móng, nhiệt thán

  • Bệnh ở gia cầm: Cúm gia cầm (thể độc lực cao)

  • Bệnh ở chó, mèo: Dại động vật.

Câu 3: Tại sao trước khi tiêm một số kháng sinh người phải thử phản ứng dị ứng của cơ thể với kháng sinh bằng cách tiêm một lượng rất nhỏ kháng sinh dưới da cẳng tay và theo dõi phản ứng xảy ra tại vị trí viêm?

Trả lời:

  • Bởi vì cơ thể một số người có phản ứng quá mức với loại kháng nguyên nào đó gọi là dị ứng. 

  • Phản ứng dị ứng cấp tính đôi khi đưa đến sốc phản vệ. Hậu quả là tim không nhận đủ máu và O2. Tình trạng thiếu O2 có thể gây tử vọng sau vài phút.

 

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diều bài 12 Miễn dịch ở người và động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 kết nối bài 12 Miễn dịch ở người và động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác