Giải siêu nhanh sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải siêu nhanh Bài 10 Tuần hoàn ở động vật sách Sinh học 11 kết nối. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

MỞ ĐẦU

Câu 1: Mạch máu bị hẹp hoặc tắc do xơ vữa có thể gây hậu quả gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Hậu quả: những cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim dẫn tới suy tim nếu không được điều trị. Thiếu máu cục bộ có thể tiến triển thành đột quỵ nếu không được điều trị. Xơ vữa động mạch cũng có thể gây ra chứng phình động mạch. 

II. CÁC DẠNG HỆ TUẦN HOÀN

Câu 1: Nghiên cứu Hình 10.1 trang 62 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Nghiên cứu Hình 10.1 trang 62 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Nghiên cứu Hình 10.1 trang 62 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

Trả lời:

  • Hệ tuần hoàn hở: Máu từ tim →  hệ thống động mạch → khoang máu, trộn lẫn với nước mô → hỗn hợp máu - nước mô → trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → tim.

  • Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn không có mao mạch, máu có đoạn đi ra khỏi hệ mạch tiếp xúc và trao đổi trực tiếp các chất với tế bào.

  • Hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim → động mạch → mao mạch, tĩnh mạch → tim. 

  • Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn mà máu lưu thông liên tục trong mạch kín, trao đổi các chất với tế bào qua thành mao mạch một cách gián tiếp thông qua dịch mô.

Câu 2: Nghiên cứu Hình 10.2 trang 63 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Nghiên cứu Hình 10.2 trang 63 và mô tả đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trên sơ đồ hệ tuần hoàn đơn của Cá xương và hệ tuần hoàn kép của Thú, từ đó đưa ra khái niệm hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.

Trả lời:

  • Hệ tuần hoàn đơn của cá: máu từ tim → động mạch → hệ thống mao mạch mang → động mạch lưng → hệ thống mao mạch → tĩnh mạch → tim. Hệ tuần hoàn của cá gọi là hệ tuần hoàn đơn vì chỉ có 1 vòng tuần hoàn.

  • Hệ tuần hoàn kép của thú có hai vòng tuần hoàn:

  • Vòng tuần hoàn lớn: Máu giàu O2 từ tim → động mạch chủ và các động mạch nhỏ hơn → mao mạch ở các cơ quan, bộ phận → trao đổi khí và các chất → tĩnh mạch → tim.

  • Vòng tuần hoàn nhỏ: Máu giàu CO2 từ tim → phổi → trao đổi khí, trở thành máu giàu O2 → tim. 

  • Hệ tuần hoàn của thú được gọi là hệ tuần hoàn kép vì có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.

III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Câu 1: Van tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?

Trả lời:

Van tim giữ máu đi theo một chiều. 

Câu 2: Hệ dẫn truyền tim có vai trò như thế nào đối với hoạt động của tim và tuần hoàn máu?

Trả lời:

Hệ dẫn truyền tim giúp tim tự động co dãn nhịp nhàng, đảm bảo sự lưu thông máu trong hệ mạch.

V. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG TIM MẠCH

Câu 1: Quan sát Hình 10.7 trang 65, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu.

Quan sát Hình 10.7 trang 65, giải thích sự biến động huyết áp trong hệ thống mạch máu.

Trả lời:

Giải thích: Tim co bóp đẩy máu vào động mạch tạo ra huyết áp, huyết áp trong hệ mạch giảm dần do ma sát giữa máu với thành mạch và ma sát giữa các phân tử máu với nhau → máu di chuyển càng xa thì huyết áp càng thấp. Máu được vận chuyển từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch → huyết áp giảm dần từ động mạch, mao mạch đến tĩnh mạch.

Câu 2: Quan sát Hình 10.8 trang 65, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

Quan sát Hình 10.8 trang 65, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

a) Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

b) Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch máu.

Trả lời:

a) Vận tốc máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch, tăng dần từ mao mạch đến tĩnh mạch. Tổng tiết diện của mao mạch > Tổng tiết diện của tĩnh mạch > Tổng tiết diện của động mạch.

b) Mối liên hệ: tổng tiết diện của mạch càng lớn → vận tốc máu càng nhỏ.

Câu 3: Tại sao trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể chỉ diễn ra ở mao mạch?

Trả lời:

Bởi vì mao mạch có số lượng rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi chất giữa máu và tế bào cơ thể lớn. Thành mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua. Vận tốc máu chảy chậm ở mao mạch tạo thời gian thích hợp để trao đổi chất giữa tế bào và máu qua thành mao mạch và dịch mô.

VI. ỨNG DỤNG

Câu 1: Dựa vào tài liệu, internet, hỏi bác sĩ, cán bộ y tế,... về một số bệnh phổ biến ở hệ tuần hoàn, nguyên nhân gây bệnh đó và cách phòng chống. Sau đó kẻ và hoàn thành bảng vào vở theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân gây bệnh

Biện pháp phòng tránh

1. Bệnh mạch vành

  • Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

  • Cao huyết áp

  • Bệnh đái tháo đường

  • Rối loạn lipid máu

  • Hút thuốc lá

  • Ngưng sử dụng thuốc lá và rượu bia

  • Chế độ ăn uống hợp lý

  • Luyện tập thể dục đều đặn

  • Kiểm soát tốt các bệnh lý kèm theo

  • Xây dựng lối sống tích cực

2. Bệnh động mạch ngoại biên

Do tăng thành lập các mảng xơ vữa trên thành mạch. 

  • Ngưng hút thuốc lá

  • Thăm khám thường xuyên

3. Thiếu máu cơ tim

  • Xơ vữa động mạch 

  • Co thắt mạch vành 

  • Rối loạn chức năng vi mạch gây ra. 

  • Điều trị đúng cách

  • Xây dựng chế độ ăn tốt cho tim mạch

  • Luyện tập thể dục và giảm stress

4. Suy tim

Các nguyên nhân thường gặp nhất là tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, các bệnh van tim,...

  • Điều chỉnh lối sống

  • Điều trị bằng thuốc

Câu 2: Dựa vào tác động của rượu, bia đối với hoạt động thần kinh, hãy phân tích tầm quan trọng của quy định xử phạt người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.

Trả lời:

Việc ban hành quy định xử phạt đối với người có sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông là cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông và góp phần bảo vệ tính mạng của mọi người.

LUYỆN TÂP VÀ VẬN DỤNG

Câu 1: Tại sao máu ở tĩnh mạch phổi có nồng độ O2 cao hơn so với máu ở tĩnh mạch chủ?

Trả lời:

Bởi vì tại tĩnh mạch phổi, máu nhận khí O2 và thải khí CO2 → nồng độ O2 cao hơn. Còn ở tĩnh mạch chủ, máu nhận CO2 và thải O2 → nồng độ O2 thấp hơn.

Câu 2: Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:

Bảng dưới đây cho thấy nhịp tim của một số động vật:

Cho nhận xét về mối liên quan giữa nhịp tim và kích thước cơ thể động vật. Tại sao nhịp tim lại khác nhau ở các loài động vật?

Trả lời:

  • Những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm.

  • Sự khác nhau về nhịp tim do: động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxy cao và ngược lại.

Câu 3: Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?

Trả lời:

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn giúp cơ tim phát triển, thành tim dày, buồng tim dãn rộng hơn và co mạnh hơn → tăng thể tích tâm thu → nhịp tim khi nghỉ ngơi giảm nhưng lưu lượng tim vẫn giữ nguyên đảm bảo khả năng cung cấp máu cho cơ thể.

Câu 4: Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Trả lời:

  • Tập thể dục thường xuyên

  • Không sử dụng thuốc lá 

  • Xây dựng chế độ ăn và chế độ sống lành mạnh.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diều bài 10 Tuần hoàn ở động vật, Soạn ngắn Sinh học 11 kết nối bài 10 Tuần hoàn ở động vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác