Giải siêu nhanh sinh học 11 Bài 3: Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải siêu nhanh Bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật sách Sinh học 11 kết nối. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích 

  • Chứng minh sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.

Câu 1: Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Giải thích kết quả các thí nghiệm.

Trả lời:

  • Chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ:

Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Giải thích kết quả các thí nghiệm.

Kết quả:

  • Ống đối chứng không bị cạn nước.
  • Ông nghiệm số 3, mực nước ở cây có lá bị giảm nhiều hơn so với ống nghiệm số 1.

Giải thích: Do cây có lá sẽ có động lực khiến cây thoát hơi nước nhiều hơn. Ở ống nghiệm 1, trong cây có sự hấp thụ nước ở rễ nên mực nước vẫn giảm.

  • Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân:

Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Giải thích kết quả các thí nghiệm.

Kết quả: 

  • Cốc đối chứng không xuất hiện màu
  • Khi cắm hoa hồng vào cốc màu đỏ, mạch gỗ trong thân, lá và phần hoa chuyển dần sang màu đó.
  • Khi cắm hoa hồng vào cốc nước màu xanh, mạch gỗ trong thân, lá và phần hoa chuyển sang màu xanh

Giải thích: Khi cắm hoa hồng vào cốc nước đỏ, mạch gỗ vận chuyển nước màu đỏ lên thân cây, lên lá và hoa khiến chúng chuyển dần sang màu đó. Khi cắm hoa hồng vào cốc nước xanh, mạch gỗ vận chuyển nước có màu xanh lên thân cây, lên lá và hoa khiến chúng chuyển sang màu xanh.

  • Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá:

Trình bày kết quả thí nghiệm chứng minh sự hấp thụ nước, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Giải thích kết quả các thí nghiệm.

Kết quả: Mảnh giấy từ màu xanh da trời chuyển dần sang màu tím, mảnh giấy kẹp ở mặt dưới của lá có tốc độ chuyển màu tím nhanh hơn mảnh giấy kẹp ở mặt trên của lá.

Giải thích:

  • Giấy tẩm CoCl2 khi ướt có màu tím, khi khô có màu xanh sáng. Giấy CoCl2 kẹp ở hai mặt của lá đều chuyển sang màu tím chứng tỏ có sự thoát hơi nước ở cả hai mặt của lá.
  • Khí khổng của lá phân bố chủ yếu ở mặt dưới, mà sự thoát hơi nước của cây chủ yếu là qua khí khổng → thoát hơi nước ở mặt dưới lá mạnh hơn mặt trên lá rất nhiều nên thời gian giấy kẹp ở mặt dưới của lá chuyển sang màu tím nhanh hơn.

Câu 2: a) Đề xuất phương án thí nghiệm khác với cách tiến hành được mô tả trong bài để chứng minh lá là cơ quan thoát hơi nước.

Trả lời:

1. Mục đích thí nghiệm

  • Chứng minh sự thoát hơi nước xảy ra ở lá

2. Chuẩn bị thí nghiệm

  • Mẫu vật: hai chậu cây nhỏ cùng loại, cùng kích cỡ
  • Dụng cụ, hóa chất: hai túi nylon to trong suốt

3. Các bước tiến hành

  • Bước 1: Loại bỏ lá cây ở chậu A. Bọc túi nylon vào hai cây ở hai chậu A và B.
  • Bước 2: Để hai chậu cây ra chỗ sáng.
  • Bước 3: Dự đoán hiện tượng xảy ra sau 1 giờ thí nghiệm.

Câu 2: b) Trình bày phương án thí nghiệm để nhuộm được hai hoặc ba màu khác nhau cho một số loại hoa trắng như đồng tiền, cúc, huệ, ...

Trả lời:

1. Mục đích thí nghiệm

  • Nhuộm được hai hoặc ba màu hoa khác nhau cho một số loại hoa trắng.

2. Chuẩn bị thí nghiệm

  • Mẫu vật: cây hoa.
  • Dụng cụ, hóa chất: hai hoặc ba cốc thủy tinh, nước sạch, dao nhỏ hoặc kéo, 2 hoặc 3 lọ phẩm màu khác nhau.

3. Các bước tiến hành

  • Bước 1: Chẻ dọc thân của cây hoa thành 2 hoặc 3 nhánh (không cắt đứt).
  • Bước 2: Cắm mỗi nhánh chẻ vào 2 hoặc 3 cốc thủy tinh đựng phẩm màu khác nhau.
  • Bước 3: Đặt cốc ra chỗ thoáng gió. Quan sát hiện tượng sau 30 - 60 phút.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diều bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật, Soạn ngắn Sinh học 11 kết nối bài 3 Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bình luận

Giải bài tập những môn khác