Giải siêu nhanh sinh học 11 Bài 11: Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn

Giải siêu nhanh Bài 11 Thực hành Một số thí nghiệm về tuần hoàn sách Sinh học 11 kết nối. Bài giải đáp toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa mới. Với phương pháp giải tối giản, hi vọng học sinh sẽ tiếp cận nhanh bài làm mà không phải mất quá nhiều thời gian.

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

  • Thực hành đo được huyết áp ở người và nhận biết được trạng thái sức khỏe từ kết quả đo; đếm được nhịp tim của người ở các trạng thái hoạt động khác nhau và giải thích kết quả.

  • Mổ được tim ếch và tìm hiểu tính tự động của tim; tìm hiểu được vai trò của dây thần kinh giao cảm, đối giao cảm; tìm hiểu được tác động của adrenalin đến hoạt động của tim.

2. Kết quả và giải thích

Câu 1: Kết quả đếm nhịp tim khi nghỉ ngơi và ngay sau khi hoạt động. Giải thích.

Trả lời:

Nhịp tim khi nghỉ ngơi chậm hơn nhịp tim sau khi hoạt động. Vì khi hoạt động, lượng máu cần cung cấp cho cơ bắp tăng lên → tim phải đập nhanh lên. 

Câu 2: Kết quả đo huyết áp khi đang nghỉ ngơi, từ đó rút ra kết luận về tình trạng huyết áp.

Trả lời:

Huyết áp khi đang nghỉ ngơi chậm và đều. Chỉ số huyết áp này có thể thay đổi tùy theo thời điểm trong ngày, tùy cơ địa từng người. Nếu chỉ số này quá cao hoặc quá thấp so với mức bình thường đều là những dấu hiệu bất thường về sức khỏe. 

Câu 3: Kết quả nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ.

Trả lời:

Nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ không thay đổi. Vì tim có khả năng co dãn tự động theo chu kì tim do hệ dẫn truyền tim. 

Câu 4: Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường, nhịp tim trong khi và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm. Giải thích.

Trả lời:

Nhịp tim trong và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm nhanh hơn so với nhịp tim lúc bình thường. Vì khi có kích thích của dòng điện phù hợp, dây thần kinh giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim khiến tim đập nhanh hơn.

Câu 5: Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường và khi có tác động của adrenalin. Giải thích.

Trả lời:

Nhịp tim lúc bình thường đập chậm hơn nhịp tim khi có tác động của adrenalin. Vì adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim, khiến tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, làm huyết áp tăng.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

Trả lời:

Ở cổ tay có động mạch đi qua, tim dồn máu ra ngoài theo từng đợt và động mạch cũng đập theo từng đợt. Vì vậy có thể thông qua việc bắt động mạch ở cổ tay đế biết nhịp đập của tim.

Câu 2: Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

Trả lời:

Vì cơ thể hoạt động sẽ tiêu tốn năng lượng và khiến tim hoạt động mạnh hơn. Muốn biết nhịp tim chính xác thì cần phải tránh những yếu tố làm ảnh hưởng đến nhịp tim.

Câu 3: Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tủy sống của ếch?

Trả lời:

Vì hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm do tủy sống điều khiển → Nếu phá tủy sống mà tim vẫn đập → Hoạt động của tim không phụ thuộc vào tủy sống → Tim có tính tự động. 

Câu 4: Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch?

Trả lời:

  • Khi tim được còn trong cơ thể, các chất kích thích hoạt động của tim sẽ tiết ra tác động lên tim khiến kết quả thí nghiệm bị ảnh hưởng. 

  • Tách tim ra khỏi cơ thể thì sẽ kiểm tra được mức độ tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch một cách chính xác.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải ngắn gọn Sinh học 11 cánh diềubài 11 Thực hành Một số thí nghiệm về tuần hoàn , Soạn ngắn Sinh học 11 kết nối bài 11 Thực hành Một số thí nghiệm về tuần hoàn

Bình luận

Giải bài tập những môn khác