Đáp án Sinh học 11 Kết nối bài 11 Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn

Đáp án bài 11 Thực hành: Một số thí nghiệm về tuần hoàn. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Sinh học 11 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 11 THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ TUẦN HOÀN

IV. THU HOẠCH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

Đáp án chuẩn:

- Đo huyết áp và phân tích sức khỏe từ kết quả đo; đếm nhịp tim ở các trạng thái hoạt động và giải thích kết quả.

- Mổ tim ếch và nghiên cứu tính tự động của tim; vai trò của dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm; tác động của adrenalin đến hoạt động tim.

CH. a) Kết quả đếm nhịp tim khi nghỉ ngơi và ngay sau khi hoạt động. Giải thích.

Đáp án chuẩn:

Nhịp tim khi nghỉ ngơi chậm hơn so với khi hoạt động vì lúc hoạt động, cơ thể cần nhiều máu hơn để cung cấp cho cơ bắp. Để đáp ứng nhu cầu này, tim phải đập nhanh hơn. Khi hoạt động, buồng tim mở rộng và thành tim dày lên, giúp mỗi nhịp bóp của tim cung cấp nhiều máu hơn.

CH. b) Kết quả đo huyết áp khi đang nghỉ ngơi, từ đó rút ra kết luận về tình trạng huyết áp.

Đáp án chuẩn:

Huyết áp trong lúc nghỉ ngơi thường ổn định nhưng nhịp đập có thể khác nhau tuỳ từng người. Chỉ số huyết áp này thay đổi theo thời gian và thể trạng cá nhân. Nếu huyết áp quá cao hoặc quá thấp so với bình thường, đây là dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần chú ý và không nên bỏ qua.

CH. c) Kết quả nhịp tim khi chưa thắt chỉ với nhịp đập xoang nhĩ, nhịp tim sau khi thắt chỉ.

Đáp án chuẩn:

Nhịp tim trước và sau khi thắt chỉ là như nhau vì tính tự động của tim, có khả năng tự động co dãn theo chu kỳ tim do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim bao gồm nút xoang nhĩ tự phát xung điện, lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó xung điện lan từ nút nhĩ thất đến bó His và theo mạng Purkinje lan ra cơ tâm thất làm tâm thất co.

CH. d) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường, nhịp tim trong khi và ngay sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm. Giải thích.

Đáp án chuẩn:

Nhịp tim sau khi kích thích dây thần kinh giao cảm nhanh hơn (trong vài giây) so với nhịp tim bình thường. Khi dòng điện kích thích phù hợp kích thích dây thần kinh giao cảm, nó làm tim hoạt động nhanh hơn.

CH. e) Kết quả đếm nhịp tim lúc bình thường và khi có tác động của adrenalin. Giải thích.

Đáp án chuẩn:

Adrenaline làm tim đập nhanh hơn và mạnh hơn, làm tăng huyết áp và mạch máu.

CH. a) Tại sao thông qua bắt mạch cổ tay có thể đếm được nhịp tim?

Đáp án chuẩn:

Ở cổ tay, động mạch đập theo nhịp của tim, dồn máu ra ngoài theo từng nhịp đập. Việc bắt động mạch ở cổ tay giúp đánh giá nhịp đập của tim.

CH. b) Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

Đáp án chuẩn:

Để biết chính xác nhịp tim, cần tránh các yếu tố ảnh hưởng như căng thẳng, không nói chuyện và nên nghỉ ngơi ít phút trước khi đo, đặc biệt khi vừa đến từ nơi khác.

CH. c) Tại sao khi nghiên cứu tính tự động của tim ếch và tìm hiểu vai trò của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm đối với hoạt động của tim ếch phải phá tủy sống của ếch?

Đáp án chuẩn:

Để thực hành mổ lộ tim ếch, cần hủy tủy sống để ếch yên tĩnh và dễ thao tác, dễ quan sát tim trong các trường hợp kích thích khác nhau mà không làm ếch chết và tim ngừng đập.

CH. d) Tại sao phải tách tim ra khỏi cơ thể ếch (làm tim rời) khi nghiên cứu tác động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch?

Đáp án chuẩn:

Để nghiên cứu tác động của adrenalin lên tim ếch, cần phải tách tim ra khỏi cơ thể (làm tim rời). Việc tim đập nhanh hay chậm phụ thuộc vào hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Do đó, trong thí nghiệm, cần loại bỏ tối đa những yếu tố ảnh hưởng đến tim ếch để chứng minh sự tác động của adrenalin lên hoạt động của tim.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác