Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối bài 10 Tuần hoàn ở động vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 10 Tuần hoàn ở động vật - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

  • A. Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
  • B. Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.
  • C. Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.
  • D. Máu đến các cơ quan chậm.

Câu 2: Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở ?

  • A. Vì tốc độ máu chảy chậm.
  • B. Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
  • C. Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối
  • D. Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.

Câu 3: Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

  • A. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao
  • B. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
  • C. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh
  • D. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.

Câu 4: Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

  • A. Chim  
  • B. Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp
  • C. Động vật đơn bào
  • D. Cả B và C

Câu 5: Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng là do:

  • A. Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.   
  • B. Tim có hệ thống nút có khả năng tự phát xung điện.
  • C. Tim có hệ điều khiển riêng, không liên quan gì đến cơ thể
  • D. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, oxy và nhiệt độ thích hợp.

Câu 6: Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

  • A. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
  • B. Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất
  • C. Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
  • D. Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ

Câu 7: Vì sao ở tĩnh mạch, huyết là thấp nhất?

  • A. Vì tổng tiết diện của tĩnh mạch lớn.
  • B. Vì số lượng tĩnh mạch nhiều hơn động mạch.
  • C. Vì số lượng tĩnh mạch lớn.
  • D. Vì tĩnh mạch ở xa tim, áp lực co bóp của tim giảm.

Câu 8: Hệ tuần hoàn bao gồm

  • A. Tim     
  • B. Hệ thống mạch máu
  • C. Dịch tuần hoàn
  • D. Cả ba ý trên

Câu 9: Huyết áp là gì ? 

  • A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất
  • B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch
  • C. Áp lực của máu vào thành mạch
  • D. Ap lực máu trong tim

Câu 10: Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

  • A. Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.
  • B. Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.
  • C. Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.
  • D. Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.

Câu 11: Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

  • A. Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.
  • B. Hoạt động tự động.    
  • C. Hoạt động theo chu kì.
  • D. Hoạt động cần năng lượng.

Câu 12: Hệ tuần hoàn có chức năng

  • A. Vận chuyển các chất vào cơ thể
  • B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể
  • C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể     
  • D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Câu 13: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

  • A. Vì chúng là động vật biến nhiệt.
  • B. Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
  • C. Vì tim chỉ có 2 ngăn.
  • D. Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.

Câu 14: Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng thì cơ tim:

  • A. Cơ tim co tối đa
  • B. Cơ tim co bóp nhẹ.
  • C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp.
  • D. Cơ tim co bóp bình thường.

Câu 15: Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

  • A. Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
  • B. Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
  • C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
  • D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.

Câu 16: Nhịp tim sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?

  • A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)
  • B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
  • C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài
  • D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 17: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện lớn nhât?

  • A. Động mạch.
  • B. Mạch bạch huyết.
  • C. Tĩnh mạch.
  • D. Mao mạch.

Câu 18: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

  • A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
  • B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
  • C. Máu đến các cơ quan nhanh nên Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
  • D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Câu 19: Hệ dẫn truyền tim gồm:

  • A. Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin.
  • B. Tim, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
  • C. Tâm thất, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc kin
  • D. Tâm nhĩ, nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His.

Câu 20: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

  • A. Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
  • B. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
  • C. Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
  • D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.

Câu 21: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

  • A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
  • B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
  • C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
  • D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

Câu 22: Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.

  • A. Hệ tuần hoàn kín
  • B. Màng tế bào một cách trực tiếp
  • C.  Qua dịch mô quanh tế bào
  • D. Hệ tuần hoàn hở

Câu 23: Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:

  • A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.
  • B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.
  • C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.
  • D. Tim phải cho bóp theo chu kì.

Câu 24: Nhịp tim trung bình khoảng:

  • A. 50-80 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
  • B. 40-60 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 → 140 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh
  • C. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 100 → 120 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.
  • D. 60-100 nhịp/ phút ở người trưởng thành, 120 →160 nhịp/phút ở trẻ sơ sinh.

Câu 25: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?

  • A.Tôm sông
  • B. Cá rô phi
  • C. Ngựa
  • D. Chim bồ câu

Câu 26: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau. 

1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn 

2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. 

3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm. 

4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. 

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch 

Có bao nhiêu kết luận không đúng?

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3

Câu 27: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là  :

  • A. Do hệ dẫn truyền tim
  • B. Do tim
  • C. Do mạch máu
  • D. Do huyết áp

Câu 28: Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

  • A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  • B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.
  • C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  • D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 29: Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

  • A. Vận chuyển dinh dưỡng.
  • B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
  • C. Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
  • D. Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.

Câu 30: Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • A. 0,8 giây
  • B. 0,6 giây
  • C. 0,7 giây
  • D. 0,9 giây

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác