Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức cuối học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

  • A. 0,8 giây
  • B. 0,6 giây
  • C. 0,7 giây
  • D. 0,9 giây

Câu 2: Vì sao cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước đi qua mang?

  • A. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song với dòng nước.
  • B. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước.
  • C. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch xuyên ngang với dòng nước.
  • D. Vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước

Câu 3: Trật tự đúng về cơ chế điều hòa hấp thụ Na+ là

  • A. huyết áp giảm làm Na+ giảm → thận → rênin → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
  • B. huyết áp giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → anđôstêrôn → thận → rênin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
  • C. huyết áp giảm làm Na+ giảm → tuyến trên thận → rênin → thận → anđôstêrôn → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận
  • D. huyết áp giảm làm Na+ giảm → thận → anđôstêrôn → tuyến trên thận → rênin → rênin → thận hấp thụ Na+ kèm theo nước trả về máu → nồng độ Na+ và huyết áp bình thường → thận

Câu 4: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng

  • A. từ thức ăn cho cơ thể.
  • B. và năng lượng cho cơ thể.
  • C. cho cơ thể.
  • D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 5: Chu trình Crep diễn ra trong

  • A. Chất nền của ti thể.    
  • B. Tế bào chất.
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 6: Khi hàm lượng glucozơ trong máu tăng, cơ chế điều hòa diễn ra theo trật tự

  • A. tuyến tụy → insulin → gan và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  • B. gan → insulin → tuyến tụy và tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm
  • C. gan → tuyến tụy và tế bào cơ thể → insulin → glucozơ trong máu giảm
  • D. tuyến tụy → insulin → gan → tế bào cơ thể → glucozơ trong máu giảm

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể?

  • A. Tạo ra nguồn nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
  • B. Sinh ra nhiệt để giải phóng ra ngoài môi trường.
  • C. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.
  • D. Tạo ra các sản phẩm tham gia hoạt động chức năng của tế bào.

Câu 8: Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

  • A. Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
  • B. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
  • C. Máu đến các cơ quan nhanh nên Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
  • D. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.

Câu 9: Sự thông khí trong các ống khí của côn trùng thực hiện được nhờ:

  • A. Sự co dãn của phần bụng.                  
  • B. Sự di chuyển của chân.
  • C. Sự nhu động của hệ tiêu hoá.
  • D. Vận động của cánh.

Câu 10: Tiêm chủng Vaccine chủ động tạo ra?

  • A. Đáp ứng miễn dịch
  • B. Thụ động miễn dịch
  • C. Phản ứng sốc phản vệ
  • D. Kháng nguyên cho cơ thể

Câu 11: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì: 

  • A. Tế bào nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được
  • B. Tế bào nội bì không thấm nước nên không vận chuyển qua được
  • C. Nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được
  • D. Áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác

Câu 12: Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:

  • A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.
  • B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.
  • C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.
  • D. Tim phải cho bóp theo chu kì.

Câu 13: Trật tự đúng về cơ chế duy trì huyết áp là :

  • A. huyết áp bình thường → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực ở mạch máu
  • B. huyết áp tăng cao → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực mạch máu → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường → thụ thể áp lực ở mạch máu
  • C. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường→ thụ thể áp lực ở mạch máu
  • D. huyết áp tăng cao → thụ thể áp lực mạch máu → trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → thụ thể áp lực ở mạch máu→ tim giảm nhịp và giảm lực co bóp, mạch máu dãn → huyết áp bình thường

Câu 14: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

  • A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
  • B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
  • C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
  • D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Câu 15: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

  • A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
  • C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
  • D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 16: Đâu là bước đầu tiên khởi động cho miễn dịch tế bào?

  • A. Các tế bào T hỗ trợ tiết ra Cytokine làm tế bào T độc hoạt hóa
  • B. Tế bào T tìm kiếm các kháng nguyên và kích độc lên nó
  • C. Tế bào B tăng sinh và biệt hóa cho tế bào T gây độc
  • D. Tế bào B tìm kiếm các kháng thể và kích thích lên nó

Câu 17: Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng?

  • A. Dứa
  • B. Rau muống
  • C. Lúa nước
  • D. Lúa mì

Câu 18: Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm nhiệt độ
  • B. Làm tăng khí O2
  • C. Tiêu hao chất hữu cơ
  • D. Làm giảm độ ẩm

Câu 19: Khi cá thở ra, diễn biến nào diễn ra dưới đây đúng?

  • A. Thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng giảm, nước từ?
  • B. Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng giảm, nước từ khoang miệng đi qua mang.
  • C. Thể tích khoang miệng tăng, áp suất trong khoang miệng tăng, nước từ khoang miệng đi qua mang.
  • D.  Thể tích khoang miệng giảm, áp suất trong khoang miệng tăng nước từ khoang miệng đi qua mang.

Câu 20: HIV là?

  • A. Một căn bệnh
  • B. Một loại virus
  • C. Một loại kháng nguyên
  • D. Một loại kháng thể

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác