Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối bài 4 Quang hợp ở thực vật

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 4 Quang hợp ở thực vật - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là

  • A. lúa, khoai, sắn, đậu.    
  • B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
  • C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.   
  • D. lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 2: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?

  • A. Tích lũy năng lượng.
  • B. Tạo chất hữu cơ.
  • C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
  • D. Điều hòa không khí.

Câu 3: Trong các nhận định sau :

1. Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.
2. Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
3. Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.
4. Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.
5. Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.

Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?

  • A. 2.     
  • B. 3.       
  • C. 1.      
  • D. 4.

Câu 4: Pha sáng của quang hợp là: 

  • A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADPH
  • C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
  • D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP

Câu 5: Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô hấp sáng?

  • A. Dứa
  • B. Rau muống
  • C. Lúa nước
  • D. Lúa mì

Câu 6: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?

  • A. Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
  • B. Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
  • C. Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
  • D. Mang e đến chu trình canvil

Câu 7: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

  • A. lớn hơn cường độ hô hấp.
  • B. cân bằng với cường độ hô hấp.
  • C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.
  • D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 8: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Có cuống lá
  • B. Có diện tích bề mặt lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Câu 9: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là: 

  • A. màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
  • B. xoang tilacoit là noi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp
  • C. chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
  • D. cả ba phương án trên

Câu 10: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 11: Ở thực vật có 4 miền sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất là ở miền sáng nào?

  • A. đỏ
  • B. da cam
  • C. lục 
  • D. xanh tím

Câu 12: Điểm bão hòa ánh sáng là: 

  • A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
  • B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • C. cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
  • D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp

Câu 13: Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 14: Cường độ ánh sáng tăng thì 

  • A. Ngừng quang hợp
  • B. Quang hợp giảm
  • C. Quang hợp tăng
  • D. Quang hợp đạt mức cực đại

Câu 15: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

  • A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B. quá trình khử CO2.
  • C. quá trình quang phân li nước.
  • D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 16: Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?

  • A. Là nguyên liệu quang hợp
  • B. Điều tiết không khí
  • C. Ảnh hưởng đến quang phổ
  • D. Cả A và B

Câu 17: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:

  • A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
  • B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
  • C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
  • D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.

Câu 18: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?

  • A. Diệp lục a và diệp lục b
  • B. Diệp lục b và caroten
  • C. Xanthophyl và diệp lục a
  • D. Diệp lục b và carotenoit

Câu 19: Bơm proton là quá trình nào sau đây? 

  • A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
  • B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
  • C. Hoạt động thẩm thấu
  • D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton

Câu 20: Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai: 

  • A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối  của ánh sáng nhìn thấy
  • B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
  • C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
  • D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Câu 21: Trong chu trình canvil, chất nào sau đây đóng vai trò là chất nhận COđầu tiên?

  • A. ALPG ( andehit phophoglixeric)
  • B. APG ( axit phophoglixeric)
  • C. AM (axit malic)
  • D. RiDP ( ribulozo- 1,5- điphotphat)

Câu 22: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?

  • A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy
  • B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
  • C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
  • D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp

Câu 23: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng

  • A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
  • B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
  • C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
  • D. thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.

Câu 24: Sản phẩm đầu tiên của chu trình C4 là: 

  • A. Hợp chất hữu cơ có 4C trong phân tử
  • B. APG
  • C. ALPG
  • D. RiDP

Câu 25: Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM : 

  • A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá
  • B. Chất nhận CO2 đầu tiên là ribulozo-1,5-điP
  • C. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
  • D. Có hai loại lục lạp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác