Đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 4 Quang hợp ở thực vật

Đề thi, đề kiểm tra Sinh học 11 Kết nối bài 4 Quang hợp ở thực vật. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quang hợp ở thực vật là gì?

  • A. Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa O2 và nước để tạo thành C6H12O6 đồng thời giải phóng CO2
  • B. Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và nước để tạo thành C6H12O6 đồng thời giải phóng O2 
  • C. Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa CO2 và nước để tạo thành C5H10O5 đồng thời giải phóng O2
  • D. Quang hợp ở thực vật là quá trình lục lạp hấp thụ và sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển hóa O2 và nước để tạo thành C12H22O11 đồng thời giải phóng CO2

Câu 2: Đâu là nhóm sắc tố quang hợp ở cây xanh?

  • A. Carotene và bisphenol
  • B. Chlorophyl và carotene
  • C. Diệp lục và chlorophyl
  • D. Diệp lục và carotenoid 

Câu 3: Diệp lục tạo nên?

  • A. Màu xanh của lá
  • B. Màu tía ở cây
  • C. Màu vàng ở cây
  • D. Màu nâu ở cây

Câu 4: Quá trình quang ở của thực vật diễn ra ở đâu?

  • A. Tế bào chất
  • B. Màng tế bào
  • C. Xylem 
  • D. Lục lạp

Câu 5: Quá trình quang hợp ở thực vật diễn ra theo những pha nào?

  • A. Pha trung gian, pha tối
  • B. Pha sáng, pha tối
  • C. Pha sáng và pha S
  • D. Pha trung gian và pha nghỉ

Câu 6: Lá cây có màu xanh lục vì?

  • A.  Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
  • B.  Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ
  • C.  Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
  • D.  Nhóm sắc tố phụ (carotenoid) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 7: Sản phẩm của pha sáng gồm?

  • A. Fructose; CO2; NADPH
  • B. Glucose; O2; ATP
  • C. CO2; ATP và NADPH
  • D. O2; ATP và NADPH

Câu 8: Những thực vật C3 là?

  • A. Lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu,..
  • B. Cau, rau muống, cây thông, bưởi,…
  • C. Ngô, khoai, sắn, ca cao,….
  • D. Cà phê, lúa mạch, xương rồng,….

Câu 9: Tại sao khi vào buổi tối đứng ở dưới các cây to thì sẽ cảm thấy khó thở hơn bình thường?

  • A. Vì lúc này cây đang thực hiện chu trình Canvin nên giải phóng ra một lượng lớn CO2, tạo cảm giác khó chịu khi hít thở.
  • B. Do khí ấy cây đang thực hiện quá trình phân giải CO2 nên cây hút khí O2
  • C. Do vào buổi tối cây tỏa ra một lượng nhiệt nhất định sẽ hấp thụ lượng O2 ở xung quanh
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 10: Chu trình Calvin (chu trình C3) có ba giai đoạn. Trình tự của ba giai đoạn là 

  • A. Trình tự của ba giai đoạn là: Giai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,3 diP (ribulozo- 1,3 diphosphat)
  • B. Trình tự của ba giai đoạn là: Giai đoạn cố định O2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat)
  • C. Trình tự của ba giai đoạn là: Giai đoạn cố định CO2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,5 diP (ribulozo- 1,5 diphosphat)
  • D. Trình tự của ba giai đoạn là: Giai đoạn cố định O2; Giai đoạn khử và Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu Rib – 1,3 diP (ribulozo- 1,3 diphosphat)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Pha sáng diễn ra ở đâu?

  • A. Trên màng nhân
  • B. Trên màng Thylakoid
  • C. Trên màng của lá cây
  • D. Ở rễ của cây

Câu 2: Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu?

  • A. Chất nền của lục lạp
  • B. Ty thể
  • C. Nhân con
  • D. Không bào

Câu 3: Phương trình của quang hợp là? 

  • A. 6CO2 + 12H2O > C5H10O5 + 6O2 + 6H2O
  • B. 6CO2 + 12H2O > C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
  • C. 6CO2 + 24H2O > C12H22O11 + 6O2 + 6H2O
  • D. 6CO2 + 6H2O > C6H12O6 + 6O2 + 3H2O

Câu 4: Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?

  • A. Vì đó là một lẽ tự nhiên phải có
  • B. Vì Quang hợp lấy đi CO2 và tạo ra khí O2
  • C. Vì quang hợp tạo ra Oxy
  • D. Vì sản phẩm của quang hợp là nguồn khởi nguyên cung cấp thức ăn, năng lượng cho sự sống trên Trái Đất và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người

Câu 5: Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Các khí khổng lập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh sáng
  • B. Phiến lá mỏng
  • C. Có diện tích bề mặt lớn
  • D. Có cuống lá 

Câu 6: Chất nhận CO2 đầu tiên của chu trình Calvin là?

  • A. 3-Phosphoglyceric acid (3-GPA)
  • B. Ribulose 1,5 bisphosphate (RuBP) 
  • C. ATP và NADPH
  • D. Glyceraldehyde 3 phosphate (G3P)

Câu 7: Chất nhận CO2 đầu tiên ở con đường C4 là? 

  • A. 2 con đường: Mạch gỗ và mạch rây
  • B. 1 con đường: Tế bào chất
  • C. Phosphoenol pyruvate – PEP 
  • D. 1 con đường: Gian bào

Câu 8: Ở thực vật CAM, do môi trường sống của chúng là cô cằn nên để hạn chế sự thoát hơi nước thì khí khổng của chúng thường?

  • A. Đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm để CO2 khuếch tán vào tế bào thịt lá
  • B. Mở vào ban ngày, đóng vào ban đêm để CO2 khuếch tán vào tế bào thịt lá
  • C. Đóng vào ban ngày, mở vào ban đêm để tế bào cho CO2 đi ra ngoài
  • D. Cả đêm và ngày đều đóng để tránh thoát hơi nước

Câu 9: Vì sao hiện nay người ta sử dụng phổ biến đèn led trong sản xuất cây trồng?

  • A. Thay thế hoàn toàn được mặt trời
  • B. Tăng năng suất cây trồng; Tối ưu chi phí sản xuất; An toàn với môi trường
  • C. Tăng năng suất cây trồng; Tối ưu chi phí sản xuất; Tiết kiệm điện năng; Cải thiện hương vị, tăng giá trị dinh dưỡng; thay thế được mặt trời
  • D. Tăng năng suất cây trồng; Tối ưu chi phí sản xuất; Tiết kiệm điện năng; Cải thiện hương vị, tăng giá trị dinh dưỡng; An toàn với môi trường

Câu 10: Cho hình ảnh sau, hãy cho biết hình ảnh là nói về điều gì?

  • A. Khí khổng mở khi tế bào mất nước, khí khổng đóng khi tế bào trương nước
  • B. Khí khổng mở khi tế bào trương nước và khí khổng đóng khi tế bào mất nước.
  • C. Mạch rây của thân cây và mạch gỗ của thân cây đang hoạt động
  • D. Mạch gỗ của cây đang vận chuyển nước lên lá

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy nêu vai trò của quang hợp với thực vật?

Câu 2 ( 4 điểm). Hãy trình bày về chu trình Calvin (chu trình C3)?

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Thân nhiệt là gì? Nêu các bước đo thân nhiệt cơ thể người.

Câu 2 ( 4 điểm). Quang hợp ở thực vật là? Quá trình quang hợp của cây xanh diễn ra tại đâu và có mấy pha?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hỏa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là?

A. Diệp lục a, b và carôtenôit

B. Diệp lục a

C. Diệp lục b

D. Diệp lục a và b

Câu 2. Lá cây có màu xanh lục vì?

  • A. Diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
  • B. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ
  • C. Diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục
  • D. Nhóm sắc tố phụ (carotenoid) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

Câu 3: “Tại sao lá cây lại có màu xanh” - Diệp lục có màu lục vì?

  • A. Vì lá cây chỉ có màu xanh, và diệp lục mặc định là màu xanh
  • B. Vì khi tất cả ánh sáng hòa trộn lại với nhau thì sẽ có màu xanh và lá cây hấp thụ màu xanh đó
  • C. Các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh
  • D. Các tia sáng màu xanh lục được diệp lục hấp thụ và phản xạ ngược lại môi trường, do đó, mắt ta nhìn thấy lá có màu xanh

Câu 4: Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?

A. Không vì chúng không có lục lạp

B. Những lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là carotenoit. Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường nhưng cường độ không cao.

C. Những lá cây màu đỏ vẫn có nhóm sắc tố màu lục nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào là meratenoid. Vì vậy những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường nhưng cường độ không cao

D. Không, những lá đó đều là những lá giả từ thân cây hình thành nên, có chức năng là bảo về thân và rễ.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy nêu sự khác biệt của pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật?

Câu 2: Hãy trình bày về con đường cố định CO2 ở thực vật C4?

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vai trò nào không phải của quang hợp?

A. Tích lũy năng lượng
B. Sản sinh ra O2
C. Tạo chất hữu cơ
D.Cân bằng nhiệt độ môi trường

Câu 2: Những thực vật C3 là?

  • A. Lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu,..
  • B. Cau, rau muống, cây thông, bưởi,…
  • C. Ngô, khoai, sắn, ca cao,….
  • D. Cà phê, lúa mạch, xương rồng,….

Câu 3. Đây là sơ đồ gì, của thực vật nào?

 Học sinh tham khảo

  • A. Chu trình Calvin ở thực vật C3
  • B. Cố định CO2 ở thực vật CAM
  • C. Đường phân ở thực vật C4
  • D. Quang phân ly nước ở thực vật dưới nước

Câu 4. Hình dưới là mô tả quá trình nào? Điền chú thích tương ứng vào số tương ứng?

  • A. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-pha sáng; 2-pha tối ; 3-ATP ; 4-C6H12O6
  • B. Quá trình quang hợp của thực vật CAM. 1-pha sáng; 2-pha tối ; 3-ATP ; 4-C6H12O6
  • C. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-CO2 ; 4-C6H12O6
  • D. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1-pha sáng ; 2-pha tối ; 3-O2 ; 4-C6H12O6

 Học sinh tham khảo

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Vì sao ánh sáng (cường độ ánh sáng, thành phần ánh sáng) lại ảnh hưởng đến quang hợp?

Câu 2: Vì sao lượng khí CO2 làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Sinh học 11 bài 4 Quang hợp ở thực vật, đề kiểm tra 15 phút sinh học 11 kết nối, đề thi địa lý 11 kết nối tri thức bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác