Đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  • A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  • B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  • C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  • D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.

Câu 2 (NB): Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  • A. hoạt động trao đổi chất
  • B. chênh lệch nồng độ ion
  • C. cung cấp năng lượng
  • D. hoạt động thẩm thấu

Câu 3 (NB): Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường

  • A. gian bào và tế bào chất
  • B. gian bào và tế bào biểu bì
  • C. gian bào và màng tế bào
  • D. gian bào và tế bào nội bì

Câu 4 (NB): Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

  • A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
  • B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
  • C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
  • D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.

Câu 5 (NB): Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào?

  • A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  • B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  • C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6 (TH):  Đâu không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước?

  • A. Giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gễ lên thân đến lá và các thành phần khác của cây.
  • B. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • C. Tạo điều kiện để khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
  • D. Hơi nước nóng thoát ra đồng thời hơi nước trong không khí đi vào bên trong lá, cung cấp nước cho cây.

Câu 7 (TH): Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?

  • A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  • B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  • D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 8 (TH): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?

  • A. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
  • B. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
  • C. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
  • D. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.

Câu 9 (NB): Nhóm thực vật C3 được phân bố

  • A. hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
  • B. Ở vùng hàn đới.
  • C. ở vùng nhiệt đới.
  • D. ở vùng sa mạc.

Câu 10 (NB): Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

  • A. khí oxygen và glucose.
  • B. glucose và nước.
  • C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
  • D. khí carbon dioxide và nước.

Câu 11 (NB): Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu? 

  • A. Diễn ra trong bào quan lục lạp của tế bào lá
  • B. Diễn ra chủ yếu ở thân cây
  • C. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây
  • D. Diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

Câu 12 (NB): Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A. Ti thể.    
  • B. Tế bào chất.    
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 13 (NB): Chu trình Crep diễn ra trong

  • A. Chất nền của ti thể.    
  • B. Tế bào chất.
  • C. Lục lạp.    
  • D. Nhân.

Câu 14 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

  • A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B. quá trình khử CO2.
  • C. quá trình quang phân li nước.
  • D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 15 (TH): Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp?

  • A. Tích lũy năng lượng.
  • B. Điều hoà nhiệt độ của không khí.
  • C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
  • D. Tạo chất hữu cơ.

Câu 16 (TH): Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
  • B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
  • C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 17 (TH): So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men

  • A. 19 lần
  • B. 18 lần
  • C. 17 lần
  • D. 16 lần

Câu 18 (TH): Quá trình lên men được ứng dụng trong bao nhiêu hoạt động sau đây?

1. Sản xuất rượu bia

2. Làm sữa chua

3. Muối dưa

4. Sản xuất giấm

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 1
  • D. 2

Câu 19 (NB):  Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là

  • A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  • B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  • C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
  • D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.

Câu 20 (NB): Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

  • A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
  • B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
  • C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
  • D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Câu 21 (TH): Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.

  • A. Ăn và uống → vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa →tiêu hóa thức ăn → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân.
  • B. Ăn và uống→ tiêu hóa thức ăn →vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → hấp thụ các chất dinh dưỡng → thải phân.
  • C. Ăn và uống →vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa → hấp thụ các chất dinh dưỡng → tiêu hóa thức ăn →  thải phân.
  • D. Ăn và uống →  hấp thụ các chất dinh dưỡng →  vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa →  tiêu hóa thức ăn →  thải phân.

Câu 22 (TH): Trong ống tiêu hoá ở người, vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu thuộc về cơ quan nào?

  • A. Ruột thừa.          
  • B. Ruột già.
  • C. Ruột non.           
  • D. Dạ dày.

Câu 23 (NB):Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

  • A. Cao, tốc độ máu chảy chậm.
  • B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.
  • C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
  • D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhan.

Câu 24 (NB): Đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo trật tự

  • A. Tim → Động mạch giàu O→ mao mạch → tĩnh mạch giàu CO→ tim.
  • B. Tim → động mạch giàu CO→ mao mạch→ tĩnh mạch giàu O→ tim.
  • C. Tim → động mạch ít O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim.
  • D. Tim → động mạch giàu O→ mao mạch→ tĩnh mạch có ít CO→ tim.

Câu 25 (NB):  Miễn dịch là

  • A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác.
  • B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
  • C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh.
  • D. Cả A, B và C.

Câu 26 (NB): Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm?

  • A. Bệnh lao.
  • B. Bệnh cúm.
  • C. Bệnh bạch tạng.
  • D. Bệnh dại.

Câu 27 (TH): Dấu (?) trong sơ đồ là loại miễn dịch nào? 

 đề thi cuối kì 1 sinh học 11 kntt đề 2

  • A. Miễn dịch tế bào T
  • B. Miễn dịch tế bào B
  • C. Miễn dịch cơ thể
  • D. Miễn dịch dịch thể

Câu 28 (TH): Cho các yếu tố sau:

1 – Độc lực

2 – Số lượng nhiễm đủ lớn

3 – Tác nhân gây bệnh có kích thước nhỏ

4 - Con đường xâm nhập thích hợp

Để gây bệnh, tác nhân gây bệnh cần thỏa mãn mấy điều kiện?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Ô nhiễm không khí và khói thuốc ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp và sức khỏe con người?

Câu 2: (VD) Vận dụng những hiểu biết về hệ tuần hoàn, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Câu 3: (VDC)  Dựa vào bảng dưới, hãy:

a, Cho biết cách nhận biết các chỉ số xét nghiệm bình thường và không bình thường.

b, Dự đoán người A và B đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Giải thích.

c, Đề xuất một số biện pháp giúp họ khắc phục hoặc phòng tránh vấn đề đó.

Tên xét nghiệmChỉ số bình thườngKết quả xét nghiệm 
Người ANgười B  
Triglyceride0,46- 1,88 mmol/L1,53,55
Cholesterol toàn phần3,9-5,2 mmol/L4,77,2
Glucose3,9-6,4 mmol/L5,47,3
Calcium2,2-2,5 mmol/L2,32,4
Urea2,5-7,5 mmol/L8,26,5
Creatinine

Nam: 62-1120 mmol/L

Nữ: 53- 100 mmol/L

13070
Protein toàn phần65-80 g/L7572
albumin35-50 g/L4447
Bilirubin3,4 - 17 μmol/L1012,2
Uric acid

Nam: 180-420 mmol/L

Nữ: 180-360 mmol/L

250300

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. A

2. B

3. A

4. B

5. D

6. C

7. C

8. A

9. A

10. C

11. A

12. B

13. A

14. D

15. B

16.C

17. A

18. A

19. A

20. B

21. A

22.C

23. D

24. B

25. B

26. C

27. D

28. C

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Sự ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến hệ hô hấp: Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,… do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi.

- Sự ảnh hưởng của khói thuốc lá đến hệ hô hấp: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc.

Câu 2:

Một số biện pháp giúp hệ tuần hoàn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:

- Điều tiết chế độ ăn uống đủ chất và lành mạnh: giảm đồ dầu mỡ; tăng cường các loại thực phẩm có lợi cho hệ tuần hoàn bao gồm trái cây, rau quả, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt;… 

- Tập luyện thể dục thể thao hợp lí, thường xuyên. 

- Giữ trọng lượng cơ thể ổn định. 

- Không sử dụng thuốc lá và các chất kích thích như rượu bia. 

- Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh stress. 

Câu 3:

a, Cách nhận biết: Dựa vào khoảng chỉ số bình thường quy định và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân có nằm trong khoảng đó hay không

b, Dự đoán:

- Người A tăng chỉ số về urea và creatinin dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy thận. 

- Người B tăng chỉ số về triglyceride, cholesterol toàn phần và glucose dấn đến có nguy cơ rất cao bị bệnh tim mạch. 

c, Một số biện pháp:

- Cần có chế độ ăn uống hợp lý.  

- Nên tập thể dục thường xuyên. 

- Không hút thuốc lá, thuốc lào. 

- Duy trì cân nặng hợp lý. 

- Khám sức khỏe định kỳ. 

- Hạn chế uống rượu, bia.

- Kiểm soát tốt đường huyết. 

- Cẩn thận với chỉ số huyết áp. 

- Giảm lượng muối hấp thụ 

- Bổ sung đủ nước. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác