Đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Một số loài cây có tính hướng tiếp xúc. Dạng cảm ứng này có ý nghĩa giúp

  • A. cây tìm nguồn sáng để quang hợp.
  • B. rễ cây sinh trưởng tới nguồn nước và chất khoáng.
  • C. cây bám vào giá thể để sinh trưởng.
  • D. rễ cây mọc sâu vào đất để giữ cây.

Câu 2 (NB): Hệ thần kinh của côn trùng gồm hạch đầu,

  • A. hạch ngực, hạch lưng.       
  • B. hạch thân, hạch lưng.
  • C. hạch bụng, hạch lưng.      
  • D. hạch ngực, hạch bụng.

Câu 3 (NB): Khi bị kích thích, thủy tức phản ứng bằng cách

  • A. trả lời kích thích cục bộ.
  • B. co toàn bộ cơ thể.
  • C. co rút chất nguyên sinh.
  • D. chuyển động cả cơ thể.

Câu 4 (NB): Số lượng phản xạ có điều kiện càng tăng thì?

  • A. Động vật càng thích nghi hơn với điều kiện môi trường.
  • B. Động vật mất hết các phản xạ không điều kiện.
  • C. Phản xạ của động vật càng nhanh.
  • D. Không xác định được ảnh hưởng.

Câu 5 (TH): Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện?

  • A. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.
  • B. Không di truyền được, mang tính cá thể.
  • C. Có số lượng hạn chế.
  • D. Thường do vỏ não điều khiển.

Câu 6 (TH): Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 1        
  • B. 2        
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 7 (TH): Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?

1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản

2. Chúng có tuổi thọ ngắn

3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron

4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triền

Tổ hợp ý đúng là: 

  • A. 2, 4
  • B.1, 2, 4
  • C. 1, 2, 3, 4
  • D. 2, 3, 4

Câu 8 (TH):Trong các nguyên nhân sau đây, có bao nhiêu nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của động vật?

1. thức ăn

2. hoạt động sinh sản

3. hướng nước chảy

4. thời tiết không thuận lợi

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 2
  • D. 1

Câu 9 (NB): Mô phân sinh ở thực vật là

  • A. nhóm các tế bào chưa phân hoá, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế.
  • B. nhóm các tế bào phân hoá, chuyên hoá về chức năng.
  • C. nhóm các tế bào chưa phân hoá, mất dần khả năng nguyên phân.
  • D.  nhóm các tế bào chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân.

Câu 10 (NB):  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

  • A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
  • B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
  • C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
  • D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 11 (NB): Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

  • A. làm tăng kích thước chiều dài của cây.
  • B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
  • C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
  • D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Câu 12 (TH): Đâu không phải vai trò của ethylene?

  • A. Kích thích sự già của lá, hoa, quả
  • B. Kích thích quá trình chín quả quả.
  • C. Kích thích sự nảy mầm của hạt.
  • D. Kích thích sự rơi rụng của lá, hoa, quả.

Câu 13 (NB): Phát triển không qua biến thái có đặc điểm

  • A. không phải qua lột xác.
  • B. ấu trùng giống con trưởng thành.
  • C. con non khác con trưởng thành.
  • D. phải qua một lần lột xác.

Câu 14 (NB): Ở trẻ em, nếu cơ thể dư thừa loại hormone nào sau đây thì sẽ gây bệnh khổng lồ?

  • A. Hormone sinh trưởng (GH).
  • B. Hormone insualin.
  • C. Hormone glucagon.
  • D. Hormone tiroxin.

Câu 15 (TH): Vì sao vào thời kì dậy thì, trẻ em có những thay đổi mạnh về thể chất và sinh lí?

  • A. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone sinh trưởng.
  • B. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone estrogen (nữ) và testosterone (nam).
  • C. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone thyroxin.
  • D. Do cơ thể tiết ra nhiều hormone testosterone (nữ) và estrogen (nam).

Câu 16 (TH): Cho các loài sau: Cá chép, gà, cánh cam, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ rùa, ruồi, muỗi.

Có bao nhiêu loài sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn?

  • A. 3      
  • B. 5      
  • C. 6       
  • D. 7

Câu 17 (NB): Sinh sản là

  • A. Quá trình tạo thành cơ thể mới có đặc điểm di truyền giống hệt cơ thể cũ.
  • B. Quá trình tạo thành cơ quan mới, đảm bảo sự phát triển của sinh vật.
  • C. Quá trình tạo thành tế bào mới, đảm bảo cho sự sinh trưởng của sinh vật.
  • D. Quá trình tạo thành cơ thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 18 (NB): Sinh sản hữu tính là

  • A. hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. Hình thức sinh sản tạo ra cơ thể mới với các đặc điểm giống cá thể ban đầu mà không có sự đóng góp vật chất di truyền của cá thể khác.
  • C. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ bào tử.
  • D. Hình thức sinh sản mà cơ thể phát triển từ một bộ phận của cơ thể như: củ, thân, rễ,...

Câu 19 (NB): Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  • A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
  • B. chỉ từ rễ của cây.
  • C. chỉ từ một phần thân của cây.
  • D. chỉ từ lá của cây.

Câu 20 (NB): Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ  giảm phân hình thành

  • A. hai tế bào con (n)
  • B. ba tế bào con (n)
  • C. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau.
  • D. năm tế bào con (n)

Câu 21 (TH): Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

  • A. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.
  • B. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.
  • C. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.
  • D. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 22 (TH): Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  • A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
  • B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  • C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
  • D. hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 23 (NB): Ở động vật, hình thức sinh sản vô tính sinh ra được nhiều cá thể nhất từ một cá thể mẹ là

  • A. Nảy chồi.
  • B. Trinh sinh.
  • C. Phân mảnh.       
  • D. Phân đôi.

Câu 24 (NB): Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp

  • A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  • C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tác phát triển thành cơ thể mới.
  • D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực và một tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 25 (TH):Hạn chế của sinh sản vô tính là ?

  • A. tạo ra các thế hệ con cháu không đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng khác nhau trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • B. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng đồng nhất trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • C. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng kém trước điều kiện môi trường thay đổi.
  • D. tạo ra các thế hệ con cháu đồng nhất về mặt di truyền, nên thích ứng chậm chạp trước điều kiện môi trường thay đổi.

Câu 26 (TH):  Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì

  • A. không nhất thiết phải cần môi trường nước.
  • B. không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường.
  • C. hạn chế tiêu tốn năng lượng.
  • D. cho hiệu suất thụ tinh cao.

Câu 27 (TH): Vì sao nói cơ thể là một hệ thống mở?

  • A. Vì cơ thể cho phép tất cả các vật chất đi vào cơ thể.
  • B. Vì cơ thể luôn tác động tới môi trường.
  • C. Vì giữa cơ thể và môi trường sống luôn có sự trao đổi tác động.
  • D. Vì môi trường luôn tác động lên cơ thể.

Câu 28 (NB): Đâu không phải ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể?

  • A. Ngành y học- dược học.
  • B. Ngành trồng trọt, chăn nuôi, thú y.
  • C. Ngành lâm nghiệp.
  • D. Ngành thiết bị điện tử

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Tại sao mang thai ở tuổi vị thành niên đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập? Làm cách nào để tránh mang thai ở tuổi vị thành niên?

Câu 2: (VDC) Những biện pháp nào có thể điều khiển số con, điều khiển giới tính ở sinh vật? Thay đổi số con và thay đổi giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. C

2. D

3. B

4. A

5. C

6. B

7. A

8. B

9. D

10. B

11. B

12. C

13. A

14. A

15. B

16. A

17. D

18.  A

19. A

20. C

21. D

22. C

23. B

24. B

25. C

26. D

27.C

28. D

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Tuổi vị thành niên đang là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Ở tuổi này, dưới tác dụng sinh lí của hormone, cơ thể trẻ em sẽ diễn ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lí, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục và sinh sản. Vì chưa hoàn thiện đầy đủ về tâm sinh lí nên việc mang thai ở độ tuổi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên sức khỏe, tâm lí, sinh lí và làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ vị thành niên.

Thời kỳ vị thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý. Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ vị thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng.

Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ vị thành niên cần:

 - Rèn luyện về kĩ năng sống

 - Chăm sóc sứu khỏe thể chất và tâm lí

 - Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên 

Câu 2:

 - Một số biện pháp điều khiển số con ở động vật:

 + Thụ tinh nhân tạo.

 + Thay đổi yếu tố môi trường.

 + Nuôi cấy phôi.

 - Một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật:

 + Sử dụng các kĩ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành hai loại NST giới tính. Tùy theo mục đích và nhu cầu cần con đực hay con cái để chọn ra loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.

 + Nuôi cá rô phu bột bằng 17 - methyltestosterone phối hợp vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.

 + Chiếu tia tử ngoại lên tằm sẽ tạo ra nhiều tằm đực hơn, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế do tằm đực cho nhiều tơ hơn so với tằm cái.

→ Trong chăn nuôi, khi áp dụng được các biện pháp điều khiển số lượng con và giới tính sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi, chủ động hơn để tăng năng suất chăn nuôi.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi cuối kì 2 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác