Đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 1 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới gồm các giai đoạn nào?

  • A. Tổng hợp, quang hợp và huy động năng lượng.
  • B. Phóng xạ, tổng hợp và huy động năng lương.
  • C. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
  • D. Phân giải, quang hợp và huy động năng lượng.

Câu 2 (NB): Vai trò của các sinh vật tự dưỡng là

  • A. Sinh vật sản xuất
  • B. Sinh vật cung cấp nguyên liệu
  • C. Sinh vật cung cấp năng lượng
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 3 (NB): Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?

  • A. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
  • B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
  • C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
  • D. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.

Câu 4 (TH): Cho các chất sau:

1. Oxygen

2. Carbon dioxide

3. Chất dinh dưỡng

4. Nước uống

5. Năng lượng nhiệt

6. Chất thải

Trong quá trình trao đổi chất ở người, cơ thể người thu nhận những chất nào?

  • A. 1, 2, 3, 4, 5.
  • B. 1, 2, 3, 4.
  • C. 1, 3, 4, 5.
  • D. 1, 3, 4.

Câu 5 (TH): Các chất thải sinh ra từ quá trình trao đổi chất được vận chuyển vào

  • A. Cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.
  • B. Nước mô và mao mạch máu.
  • C. Máu và cơ quan bài tiết.
  • D. Tế bào, máu và đến cơ quan bài tiết.

Câu 6 (TH): “Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể.”

Từ còn thiếu trong dấu … là

  • A. năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
  • B. tổng hợp/ phân giải.
  • C. năng lượng/ phân giải.
  • D. tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo.

Câu 7 (NB): Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

  • A. Các tế bào biểu bì.
  • B. Các tế bào nhu mô.
  • C. Các tế bào lông hút.
  • D. Các tế bào khí khổng.

Câu 8 (NB): Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là

  • A. đi lên.
  • B. đi xuống.
  • C. ngẫu nhiên.
  • D. không xác định được.

Câu 9 (TH): Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

1. Hiện tượng rỉ nhựa.

2. Hiện tượng ứ giọt.

3. Hiện tượng thoát hơi nước.

4. Hiện tượng đóng mở khí khổng.

  • A. 2.
  • B. 3.
  • C. 1.
  • D. 4.

Câu 10 (TH): Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  • A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  • B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  • D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 11 (NB): Yếu tố nào sau đây vừa là nguyên liệu của quá trình quang hợp,  vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng để trao đổi khí?

  • A. Nước
  • B. Không khí
  • C. Ánh sáng
  • D. Oxygen.

Câu 12 (NB): Pha sáng của quang hợp là

  • A. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong NADP.
  • B. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được caroten hấp thụ chuyển thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
  • C. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
  • D. pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP.

Câu 13 (NB): Quá trình quang hợp diễn ra ở 

  • A. Thực vật và một số vi khuẩn.
  • B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn.
  • C. Tảo và một số vi khuẩn.
  • D. Thực vật, tảo.

Câu 14 (NB): Phương trình quang hợp ở thực vật là

  • A. 6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6H2O.
  • B. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O.
  • C. 6CO2 + 12H2O  C6H12O6 + 6H2O.
  • D. C6H12O6 + 6H2O  6CO2 + 12H2O.

Câu 15 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

  • A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B. Quá trình khử CO2.
  • C. Quá trình quang phân li nước.
  • D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 16 (TH): Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

  • A. Cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
  • B. Cường độ quan hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
  • C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
  • D. Cả B và C.

Câu 17 (NB): Giai đoạn đường phân diễn ra tại

  • A. ti thể.    
  • B. tế bào chất.    
  • C. lục lạp.    
  • D. nhân.

Câu 18 (NB): Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật

  • A. C4.       
  • B. CAM.       
  • C. C3.       
  • D. C4 và thực vật CAM.

Câu 19 (NB): Bào quan thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí là

  • A. không bào.
  • B. ti thể.
  • C. trung thể.
  • D. lạp thể.

Câu 20 (TH): Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm nhiệt độ.
  • B. Làm tăng khí O2.
  • C. Tiêu hao chất hữu cơ.
  • D. Làm giảm độ ẩm.

Câu 21 (TH): Khi nói về quan hệ giữa hô hấp và quá trình trao đổi chất khoáng trong cây, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.
  • B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng.
  • C. Hô hấp tạo ra các chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các nguyên tố khoáng.
  • D. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.

Câu 22 (TH): Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp.
  • B. Hô hấp không tạo ra năng lượng cho thực vật.
  • C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp.
  • D. Hô hấp có vai trò miễn dịch cho cây.

Câu 23 (NB): Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

  • A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 24 (NB): Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự

  • A. Miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn.
  • B. Miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn.
  • C. Miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn.
  • D. Miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn.

Câu 25 (NB): Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

  • A. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • B. biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • C. biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • D. biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 26 (NB): Quá trình dinh dưỡng gồm

  • A. lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và đồng hóa các chất.
  • B. lấy thức ăn, hô hấp, hấp thụ và đồng hóa các chất.
  • C. lấy thức ăn, tiêu hóa, hấp thụ và bài tiết.
  • D. lấy thức ăn, hô hấp, hấp thụ và bài tiết.

Câu 27 (TH): Đâu không phải đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?

  • A. Kích thước rất dài.
  • B. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
  • C. Tiết ra nhiều dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.
  • D. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

Câu 28 (TH): Về mặt sinh học, câu thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì?

  • A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn.
  • B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn.
  • C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn.
  • D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn nhiều nên no lâu

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD) Hãy nêu các biện pháp bảo quản nông sản mà em biết. Giải thích cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát.

Câu 2: (VD) Phân biệt tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào.

Câu 3: (VDC) Vì sao nói thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. C

 2. B

3. D

4. B

5. A

6. A

7. C

8. B

9. A

10. A

11. D

12. C

13. D

14. A

15. D

16. D

17. B

18. C

19. B

20. C

21. A

22.C

23. B

24. B

25. B

26. A

27. C

28. B

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

 - Các biện pháp bảo quản nông sản là:

 + Bảo quản khô.

 + Bảo quản với nhiệt độ thấp.

 + Bảo quản bằng hút chân không.

 + Bảo quản bằng muối chua, lên men…

 - Việc sử dụng túi nylon đục lỗ và để rau trong tủ mát là các biện pháp khoa học giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, giảm thiểu quá trình hô hấp, giúp cho rau giữ được độ tươi lâu hơn và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại.

Câu 2:

 Tiêu hóa nội bàoTiêu hóa ngoại bào
Định nghĩaquá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra ngay bên trong tế bào nhờ không bào tiêu hóa. quá trình tiêu hóa trong đó sự phân giải vật chất thành các chất đơn giản diễn ra bên ngoài tế bào. 
Đối tượng Vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh.Từ ngành ruột khoang, giun dẹp (tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) trở lên đến động vật có xương sống, chim, động vật có vú (tiêu hóa bằng ống tiêu hóa). 
Phương thức tiêu hóaChỉ xảy ra tiêu hóa hóa học. Xảy ra cả tiêu hóa hóa cơ học và tiêu hóa hóa học. 
Nơi xảy raXảy ra ở bên trong không bào tiêu hóa.Xảy ra bên ngoài tế bào, trong khoang túi hoặc trong ống tiêu hóa. 
Hoạt động nuốt thức ănThức ăn được lấy vào bằng con đường thực bào. Màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn hình thành không bào tiêu hóa. Thức ăn được lấy vào qua miệng (ở tiêu hóa bằng ống tiêu hóa) hoặc lỗ thông (ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa).
Cơ chếLysosome dung hợp vào với không bào tiêu hóa, đưa enzyme vào không bào thực hiện thủy phân các chất.Các tế bào tuyến (ở túi tiêu hóa) hoặc các tuyến (ở ống tiêu hóa) tiết ra các enzyme tiêu hóa thủy phân trong lòng tiêu hóa ngoại bào. Các chất phức tạp trong thức ăn được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản.
Hình thức hấp thụ chất dinh dưỡngCác chất dinh dưỡng được khuếch tán trong tế bào chất qua màng không bào tiêu hóa.Các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu và thông qua biểu mô ruột.
Bài tiết chất thảiCác chất không được tiêu hóa được thảo ra ngoài nhờ hình thức xuất bào.Các chất không được tiêu hóa được bài tiết ra ngoài qua lỗ thông (ở tiêu hóa bằng túi tiêu hóa) hoặc qua hậu môn (ở tiêu hóa bằng ống tiêu hóa).
Mức độ phức tạp của quá trình tiêu hóaÍt phức tạp, là 1 cơ chế đơn giản của sự tiêu hóa.Phức tạp hơn, là 1 cơ chế phức tạp của sự tiêu hóa.

Câu 3:

 - ″Tai họa″ tức là trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của mình, thực vật phải mất đi một lượng nước lớn → nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi. Đó là điều không dễ dàng gì trong điều kiện môi trường luôn thay đổi.

 - ″Tất yếu″ là muốn nói thực vật cần phải thoát một lượng nước lớn như thế,vì có thoát nước mới lấy được nước. Sự thoát hơi nước đã tạo ra một sức hút nước, tạo sự chênh lệch về thế nước theo chiều giảm dần từ rễ lên lá, nước có thể dễ dàng di chuyển từ rễ lên lá. Đồng thời, thoát hơi nước giúp bề mặt lá được điều hòa. Mặt khác, thoát hơi nước thì khí khổng mở dòng CO2 sẽ đi từ ngoài vào lá, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi giữa kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác