Đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 SINH HỌC 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (NB): Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

  • A. các tế bào biểu bì.
  • B. các tế bào nhu mô.
  • C. các tế bào lông hút.
  • D. các tế bào khí khổng.

Câu 2 (NB): Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là

  • A. chu kì vận động của khí khổng
  • B. cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.
  • C. cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng.
  • D. cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí khổng.

Câu 3 (NB): Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo

  • A. mạch khoáng. 
  • B. mạch leo.
  • C. mạch gỗ.
  • D. mạch rây.

Câu 4 (NB): Mạch gỗ hay còn gọi là

  • A. dòng đi lên. 
  • B. dòng đi xuống. 
  • C. dòng vận chuyển nguyên liệu.
  • D. dòng vận chuyển sản phẩm.

Câu 5 (NB): Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  • A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  • B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  • C. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  • D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển..

Câu 6 (TH): Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?

  • A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  • B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  • C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  • D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 7 (TH): Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?

  • A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  • B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  • D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 8 (TH): Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

AB
1. Cường độ ánh sáng tăng.a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.
2. Cường độ ánh sáng giảm.b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.
3. Nhiệt độ tăng. 
4. Đất tơi xốp, thoáng khí. 
5. Độ ẩm cao. 
6. Nhiệt độ giảm. 
  • A. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4.
  • B. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.
  • C. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6.
  • D.  a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.

Câu 9 (NB): Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm

  • A. khí oxygen và glucose.
  • B. glucose và nước.
  • C. khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng.
  • D. khí carbon dioxide và nước.

Câu 10 (NB): Vai trò của phiến lá trong quá trình quang hợp là gì?

  • A. Thường có hình bản dẹt, rộng. Có vai trò giúp thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp.
  • B. Có mạch dẫn, phân bố dày đặc ở lá. Có vai trò dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.
  • C. Chứa chất diệp lục. Có vai trò hấp thu và chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong quá trình quang hợp đồng thời lục lạp cũng là bào quan diễn ra quá trình quang hợp.
  • D. Thuộc lớp biểu bì lá. Có vai trò giúp cho các khí carbon dioxide, oxygen, hơi nước đi vào và đi ra khỏi lá một cách dễ dàng,  đảm bảo cho hoạt động quang hợp diễn ra bình thường.

Câu 11 (NB): Quá trình quang hợp chủ yếu diễn ra ở đâu? 

  • A. Diễn ra trong bào quan lục lạp của tế bào lá
  • B. Diễn ra chủ yếu ở thân cây
  • C. Diễn ra chủ yếu ở rễ cây
  • D. Diễn ra chủ yếu ở hoa và quả.

Câu 12 (NB): Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là

  • A. rễ.       
  • B. thân.       
  • C. lá.       
  • D. quả

Câu 13 (NB): Chu trình Crep diễn ra trong

  • A. chất nền của ti thể.    
  • B. tế bào chất.
  • C. lục lạp.    
  • D. nhân.

Câu 14 (TH): Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 ở những điểm nào?

  • A. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
  • B. Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn.
  • C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn.
  • D. Cả B và C.

Câu 15 (TH): Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?

  • A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
  • B. quá trình khử CO2.
  • C. quá trình quang phân li nước.
  • D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).

Câu 16 (TH): Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp ) tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là

  • A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
  • B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
  • C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
  • D. xác định được cường độ quang hợp của cây.

Câu 17 (TH): Trong quá trình bảo quản nông sản, hô hấp gây ra tác hại nào sau đây?

  • A. Làm giảm nhiệt độ
  • B. Làm tăng khí O2
  • C. Tiêu hao chất hữu cơ
  • D. Làm giảm độ ẩm

Câu 18 (TH): Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
  • B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
  • C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 19 (NB):Ở động vật có ống tiêu hóa

  • A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào

Câu 20 (NB): Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là

  • A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
  • B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
  • C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
  • D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.

Câu 21 (TH): Trong mề gà, thường có những hạt sỏi nhỏ. Tác dụng của các viên sỏi nay là: 

  • A. cung cấp một số nguyên tố vi lượng cho gà
  • B. tăng hiệu quả tiêu hóa hóa học
  • C. tăng hiệu quả tiêu hóa cơ học
  • D. giảm hiệu quả tiêu hóa hóa học

Câu 22 (TH): Đâu không phải đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?

  • A. Kích thước rất dài.
  • B. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
  • C. Tiết ra nhiều dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.
  • D. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

Câu 23 (NB): Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở thực hiện chức năng

A . Vận chuyển chất dinh dưỡng

  • B. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết
  • C. tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp
  • D. vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết

Câu 24 (NB): Trong hệ tuần hoàn kín

  • A. máu lưu thông liên tục trong mạch kín ( từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và về tim)
  • B. tốc độ máu chạy chậm, máu không đi xa được
  • C. máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình
  • D. màu đến các cơ quan chậm nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất

Câu 25 (NB): Miễn dịch đặc hiệu

  • A. Có tính bẩm sinh
  • B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại
  • C. Có tính tập nhiễm
  • D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên

Câu 26 (NB): Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch?

  • A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu
  • B. Có sự hình thành kháng nguyên
  • C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut
  • D. Có sự hình thành kháng thể

Câu 27 (TH): Khi nói về miễn dịch không đặc hiệu, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Miễn dịch không đặc hiệu chỉ xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
  • B. Miễn dịch không đặc hiệu có sự tham gia của các kháng thể nằm trong dịch thể của cơ thể.
  • C. Miễn dịch không đặc hiệu là có sự tham gia của tế bào limpho T bình thường.
  • D. Miễn dịch không đặc hiệu mang tính chất bẩm sinh, nhờ có các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể.

Câu 28 (TH): Có bao nhiêu phương thức sau đây là phương thức lây truyền của bệnh truyền nhiễm? 

1. Lây truyền theo đường hô hấp

2. Lây truyền theo đường máu

3. Lây truyền qua niêm mạc bị tổn thương

4. Lây truyền theo đường tiê hóa

5. Truyền từ mẹ sang con

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 3
  • D. 2

B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (VD)Người luyện tập thể dục, thể thao đều đặn vài tháng có nhịp tim lúc nghỉ ngơi giảm đi so với trước đây, điều này được giải thích như thế nào?

Câu 2: (VD)Vận dụng những hiểu biết về hệ hô hấp, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả.

Câu 3: (VDC)Trong cuộc sống hằng ngày, có người uống lượng nước vượt quá nhu cầu của cơ thể và có người uống lượng nước ít hơn so với nhu cầu của cơ thể. Trong hai trường hợp này hoạt động của thận sẽ thay đổi như thế nào?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

1. C

 2. C

3. C

4. A

5. A

6. B

7. C

8. B

9. C

10. A

11. A

12. A

13. A

14. D

15. D

16. D

17. C

18. C

19. A

20. B

21. C

22.C

23. D

24. A

25. C

26. D

27. D

28. A

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao, nhịp tim sẽ tạm thời tăng lên và quay lại trạng thái bình thường khi nghỉ ngơi. Đối với những người thường xuyên luyện tập, nhịp tim lúc nghỉ sẽ thấp hơi, điều này giúp tim không phải họat động quá nhiều và gia tăng tuổi thọ so với người lười hoạt động.

Câu 2:

Một số biện pháp giúp hệ hô hấp khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả:

 - Phòng tránh các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể thông qua các biện pháp như: rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ,…

 - Tăng cường sức đề kháng như: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, nghỉ ngơi hợp lí, tiêm phòng vaccine, tập thể dục,…

 - Ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh như giữ vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng không khí, kiểm soát độ ẩm, trồng cây xanh,…

 - Giảm sự lây lan nguồn bệnh như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, sử dụng khẩu trang đúng cách, hạn chế tập trung nơi đông người, che miệng và mũi khi ho hay hắt hơi,…

Câu 3:

Nếu uống thừa nước sẽ gây loãng máu, tăng áp lực thải nước qua thận, lâu ngày dẫn đến suy thận. Nếu uống không đủ nước, cơ thể khó thải hết các chất thải độc hại qua thận, đồng thời nồng độ các chất thải trong nước tiểu tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi thận hình thành.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 11 kết nối, đề thi cuối kì 1 Sinh học 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác