Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các tua cuốn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?

  • A. Hướng sáng
  • B. Hướng tiếp xúc.
  • C. Hướng nước.
  • D. Hướng hoá.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Tập tính học được là chuỗi các phản xạ không điều kiện
  • B. Quá trình hình thành tập tính học được là quá trình hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron
  • C. Tập tính học được thường bền vững không thay đổi         
  • D. Tập tính học được được di truyền từ bố mẹ

Câu 3: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?

  • A. Các nhận biết.
  • B. Các kích thích.
  • C. Các cảm ứng.
  • D. Các phản ứng.

Câu 4: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa

  • A. những cá thể cùng loài
  • B. những cá thể khác loài
  • C. những cá thể cùng lứa trong loài
  • D. con với bố mẹ

Câu 5: Thuộc loại phản xạ không điều kiện là

  •  A. nghe tiếng gọi “chích chích”, gà chạy tới.
  • B. nhìn thấy quả chanh ta tiết nước bọt.
  • C. nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.
  • D. hít phải bụi ta “hắt xì hơi”.

Câu 6: Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật?

  • A. Di truyền
  • B. Chế độ ăn
  • C. Lối sống lành mạnh
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 7: Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

  • A. Chiếu sáng từ hai hướng.
  • B. Chiếu sáng từ ba hướng.
  • C. Chiếu sáng từ một hướng.
  • D. Chiếu sáng từ nhiều hướng.

Câu 8: Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: 

  • A. tăng chiều dài cơ thể
  • B. tăng về chiều ngang cơ thể
  • C. tăng về khối lượng cơ thể
  • D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể

Câu 9: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

  • A. tính hướng tiếp xúc.
  • B. tính hướng sáng.
  • C. tính hướng hoá.
  • D. tính hướng nước.

Câu 10: Vòng đời của sinh vật hữu tính bắt đầu bằng … và kết thúc bằng …?

  • A. Tế bào; sinh con
  • B. Hợp tử; cái chết
  • C. Tế bào; cái chết
  • D. Hợp tử; sinh con

Câu 11: Biến đổi nào dưới đây diễn ra trong đời sống của con ếch thể hiện sự phát triển?

  • A. Mắt tiêu biến khi lên bờ.
  • B. Da ếch trần, mềm, ẩm thích nghi với môi trường sống. 
  • C. Hình thành vây bơi để bơi dưới nước.
  • D. Từ ấu trùng có đuôi (nòng nọc) rụng đuôi và trở thành ếch trưởng thành. 

Câu 12: Xét các trường hợp sau : 

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính 

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính 

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính 

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính 

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 13: Ở động vật, cảm ứng là:

  • A. Là khả năng tiếp nhận và đáp ứng các kích thích của môi trường, giúp cơ thể tồn tại và phát triển.
  • B. Các phản xạ không điều kiện giúp bảo vệ cơ thể.
  • C. Các phản xạ có điều kiện giúp cơ thể thích nghi với môi trường.
  • D. A và B đúng.

Câu 14: Cảm ứng ở sinh vật là phản ứng của sinh vật với các kích thích

  • A. từ môi trường.
  • B. từ môi trường ngoài cơ thể.
  • C. từ môi trường trong cơ thể.
  • D. từ các sinh vật khác.

Câu 15: Cảm nhận thấy nguy hiểm, con khỉ canh gác kêu lên báo hiệu cho các con khác trong bầy. Những con chim đậu quanh đó cũng vội vàng bay đi. Kích thích dấu hiệu làm xuất hiện tập tính tự vệ ở chim là

  • A. Chim cũng nhìn thấy nguy hiểm như con khỉ
  • B. Tiếng hú của khỉ
  • C. Hình ảnh bỏ chạy của đàn khỉ
  • D. Mùi đặc trưng của khỉ

Câu 16: Cơ chế của cảm ứng có các giai đoạn nào?

  • A. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → lưu trữ thông tin → trả lời kích thích
  • B. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → nhân đôi thông tin → trả lời kích thích
  • C. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích
  • D. Thu nhận kích thích → bảo quản kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích

Câu 17: Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang?

  • A. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể.
  • B. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích
  • C. Tiêu phí nhiều năng lượng
  • D. Tiêu phí ít năng lượng

Câu 18: Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động

  • A. đóng mở khí khổng
  • B. quấn vòng
  • C. nở hoa
  • D. thức ngủ của lá

Câu 19: Hệ thần kinh dạng ống có ở

  • A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
  • B. Côn trùng, cá, lưỡng cư, chim, thú
  • C. Cá, lưỡng cư, bò sát, giun đất, thú
  • D. Cá, lưỡng cư, thân mềm, chim, thú

Câu 20: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là:

  • A. Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.      
  • B. Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
  • C. Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.    
  • D. Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác