Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 1)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đặt hạt đậu mới nảy mầm vị trí nằm ngang, sau thời gian, thân cây cong lên, còn rễ cây cong xuống. Hiện tượng này được gọi là:

  • A. Thân cây có tính hướng đất dương còn rễ cây có tính hướng đất âm
  • B. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất dương 
  • C. Thân cây và rễ cây đều có tính hướng đất âm
  • D. Thân cây có tính hướng đất âm còn rễ cây có tính hướng đất dương

Câu 2: Xét các phát biểu sau đây : 

(1) Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên 

(2) Tập tính bẩm sinh thường rất bền vững 

(3) hầu hết tập tính học được đều bền vững 

(4) Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh 

(5) Một số tập tính của động vật như tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết 

(6) Một số tập tính bẩm sinh do kiểu gen quy định 

Có bao nhiêu phát biểu trên đúng về tập tính ?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Trong quá trình học bài khái quát về cảm ứng và cảm ứng ở thực vật, bạn Lan làm thí nghiệm như sau: Trồng hai cây con vào hai hộp chứa mùn cưa (A và B). Ở hộp A, tưới nước cho cây bình thường, còn hộp B không tưới nước mà đặt cốc giấy có thể thấm nước ra ngoài. Hằng ngày, bổ sung nước vào cốc để nước từ trong cốc thấm dần ra mùn cưa. Gạt lớp mùn cưa và nhấc thẳng cây lên. Quan sát hướng mọc của rễ cây non trong các hộp. Theo em hiện tượng gì đã xảy ra?

  • A. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều mọc giống nhau đều hướng xuống đáy hộp.
  • B. Rễ cây non của 2 cây tại hộp A và hộp B đều ngưng sinh trưởng.
  • C. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B hướng tới vị trí cốc nước.
  • D. Rễ cây non tại hộp A hướng xuống đáy hộp và hộp B bị ngưng sinh trưởng.

Câu 4: Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:

  •  A. Hỗn hợp
  • B. Thứ sinh.
  • C. Bắt mồi
  • D. Bẩm sinh.

Câu 5: Phản xạ là

  • A. Phản ứng của cơ thể trả lời lại các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể
  • B. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên trong của cơ thể.
  • C. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh chỉ trả lời các kích thích bên ngoài cơ thể
  • D. Phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể

Câu 6: Vòng đời là gì?

  • A. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể chết đi, sinh ra, lớn lên đẻ con và chết đi
  • B. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới, già rồi chết đi
  • C. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cơ thể mới.
  • D. Là khoảng thời gian tính từ khí cơ thể sinh ra và chết đi.

Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng ? 

1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất 

2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích. 

3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước các tác nhân kích thích 

4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của thân cây vươn về phía tác nhân kích thích.

  • A. 1,2,3
  • B. 2,3
  • C. 1,2,3,4
  • D. 2,3,4

Câu 8: Muỗi sống được khoảng bao nhiêu lâu?

  • A. 3 – 6 tháng
  • B. 1 – 3 tháng
  • C. 1 năm
  • D. Cả A, B và C

Câu 9: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?

  • A. Cây ngô.
  • B. Cây lúa.
  • C. Cây mướp.
  • D. Cây lạc.

Câu 10: Cho các dấu hiệu sau:

(1) Con bò tăng khối lượng từ 50 kg đến 100 kg

(2) Con gà trống mọc mào

(3) Con gà mái đẻ trứng

(4) Con rắn tăng chiều dài cơ thể thêm 20 cm

Số dấu hiệu biểu hiện sự sinh trưởng của động vật là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 11: Trình tự các giai đoạn trong vòng đời của bướm lần lượt là

  • A. trứng → sâu bướm → kén → bướm trưởng thành.
  • B. trứng → kén → sâu bướm → bướm trưởng thành.
  • C. sâu bướm → kén → bướm trưởng thành → trứng.
  • D. kén → sâu bướm → bướm trưởng thành → trứng.

Câu 12: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?

  • A. Nhện chăng tơ.
  • B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
  • C. Thú con bú sữa mẹ.
  • D. Hổ săn mồi.

Câu 13: Bộ phận thần kinh ngoại biên bao gồm:

  • A. Não và các hạch thần kinh
  • B. Tủy sống và các hạch thần kinh
  • C. Hạch thần kinh và dây thần kinh
  • D. Não và tủy sống

Câu 14: Hình thức cảm ứng ở thực vật là?

  • A. Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời
  • B. Rễ cây tự tìm đến nơi có chất dinh dưỡng cao
  • C. Khi con kiến chui vào miệng cây nắp ấm thì nó lập tức đóng lại
  • D. Cả ba đáp án trên

Câu 15: Chim di cư để tránh rét, cá di cư để đẻ trứng là:

  • A. Tập tính thứ sinh
  • B. Tập tính bẩm sinh.
  • C. Bản năng
  • D. Cả B và C.

Câu 16: Cơ sở khoa học của sự uốn cong cành cây trong tính hướng tiếp xúc là do

  • A. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • B. sự sinh trưởng đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • C. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía được tiếp xúc sinh trưởng nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.
  • D. sự sinh trưởng không đều của hai phía cơ quan, các tế bào tại phía không được tiếp xúc sinh trưởng chậm hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía tiếp xúc.

Câu 17: Não bộ của hệ thần kinh dạng ống gồm có

  • A. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành não
  • B. Bán cầu đại não, não trung gian, củ não sinh tư
  • C. Bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não
  • D. Bán cầu đại não, não trung gian, cuống não, tiểu não và trụ não

Câu 18: Trong cây, bộ phận có nhiều kiểu hướng động là

  • A. hoa       
  • B. thân       
  • C. rễ        
  • D. lá

Câu 19: Cung phản xạ diễn ra theo trật tự nào ?

  • A. Cơ, tuyến → thụ quan hoặc cơ quan thụ cảm → Hệ thần kinh
  • B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến → hệ thần kinh
  • C. Hệ thần kinh → thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → cơ, tuyến
  • D. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ tuyến.

Câu 20: Câu nào sau đây không phải vai trò hướng trọng lực của cây?

  • A. Đỉnh thân sinh trưởng theo hướng cùng chiều với sức hút của trọng lực gọi là hướng trọng lực âm
  • B. Hướng trọng lực giúp cây cố định ngày càng vững chắc vào đất, rễ cây hút nước cùng các ion khoáng từ đất nuôi cây.
  • C. Đỉnh rễ cây sinh trưởng vào đất gọi là hướng trọng lực dương
  • D. Phản ứng của cây đối với hướng trọng lực được gọi là hướng trọng lực hay hướng đất

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác