Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức giữa học kì 2 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vận động bắt mồi của cây nắp ấm là hiện tượng

  • A. Hướng động
  • B. Ứng động sinh trưởng
  • C. Ứng động không sinh trưởng
  • D. Vận động quấn vòng

Câu 2: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  • A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
  • C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền
  • D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài

Câu 3: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là

  • A. cảm ứng ở động vật nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
  • B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
  • C. cảm ứng ở động vật nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm hơn, khó nhận thấy hơn.
  • D. hình thức phản ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.

Câu 4: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:

  • A. kiếm ăn.
  • B. sinh sản.
  • C. di cư.
  • D. bảo vệ lãnh thổ.

Câu 5: Thuộc loại phản xạ có điều kiện là

  • A. ánh sáng chói chiểu vào mắt, ta nheo mắt lại
  • B. chuột túi mới sinh có thể tự bò vào túi mẹ
  • C. nghe tiếng sấm nổ ta giật mình
  • D. nghe gọi tên mình ta quay đầu về phía có tiếng gọi

Câu 6: Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt lạc, đỗ, ngô,… đang nảy mầm vào chậu chứa đất ẩm.

Bước 2. Để nơi có ánh sáng và tưới hằng ngày.

Bước 3. Theo dõi và dùng thước đo chiều dài thân cây sau 3 ngày, 6 ngày, 9 ngày.

Bước 4. Nhận xét kết quả và rút ra kết luận.

Thí nghiệm được thực hiện nhằm

  • A. chứng minh cây có sự sinh sản.
  • B. chứng minh cây có sự sinh trưởng.
  • C. chứng minh cây có sự phát triển.
  • D. chứng minh cây có sự cảm ứng.

Câu 7: Hoa của cây bồ công anh nở ra lúc sáng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động :

  • A. dưới tác động của ánh sáng.
  • B. dưới tác động của nhiệt độ.
  • C. dưới tác động của hoá chất.
  • D. dưới tác động của điện năng

Câu 8: Dấu hiệu nào dưới đây không thể hiện sự sinh trưởng ở cây cam?

  • A. Từ hạt nảy mầm biến đổi thành cây con.
  • B. Từ một quả cam thành hai quả cam.
  • C. Từ một cây con ban đầu thành cây trưởng thành.
  • D. Từ hạt thành hạt nảy mầm.

Câu 9: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?

  • A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
  • B. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
  • C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
  • D. Cây nắp ấm bắt mồi.

Câu 10: Tuổi thọ của sinh vật do cái gì quyết định?

  • A. Protein
  • B. Gene
  • C. mRNA
  • D. Amino acid

Câu 11: Đâu là dấu hiệu sinh trưởng của một con gà?

  • A. Con gà đi bắt sâu và bới giun
  • B. Quả trứng nở ra con gà, con là con lớn lên thành gà trưởng thành
  • C. Con gà gáy vào buổi sáng
  • D. Con gà không nhìn thấy gì khi vào buổi tối

Câu 12: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:

  • A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
  • B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
  • C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
  • D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh

Câu 13: Mô tả nào dưới đây về hệ thần kinh dạng ống là không đúng:

  • A. Cùng với sự tiến hóa, số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít đi nhưng kích thước lớn dần
  • B. Cùng với sự tiến hóa, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh ngày càng phức tạp.
  • C. Bán cầu đại não ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
  • D. Đầu trước của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tủy sống.

Câu 14: Các bộ phân tham gia cảm ứng ở thực vật là?

  • A. Rễ
  • B. Thân
  • C. Lá
  • D. Cả A, B và C

Câu 15: Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:

  • A. Đàn gà
  • B. Đàn ngựa
  • C. Đàn hổ
  • D. Đàn kiến

Câu 16: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là

  • A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
  • B. hình thức phản ứng đa dạng.
  • C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
  • D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.

Câu 17: Khác với tính cảm ứng của thủy tức,phản ứng của giun đất

  • A. Đã mang tính định khu và ít tiêu tốn năng lượng hơn
  • B. Chưa mang tính định khu nhưng chính xác hơn
  • C. Được thực hiện theo cơ chế phản xạ
  • D. Có cơ chế giống với phản ứng của các loài bò sát

Câu 18: Tính hướng đất âm cùa thân và hướng đất dương của rễ, được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

  • A. Kích tố sinh trưởng xitôkinin
  • B. Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.
  • C. Kích tố sinh trưởng auxin
  • D. Kích tố sinh trưởng gibêrelin

Câu 19: Tốc độ cảm ứng của động vật so với cảm ứng ở thực vật như thế nào ?

  • A. Diễn ra chậm hơn nhiều
  • B. Diễn ra nhanh hơn
  • C. Diễn ra ngang bằng
  • D. Diễn ra chậm hơn một chút

Câu 20: Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây? 

1. Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào. 

2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào. 

3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào. 

4. Làm tế bào lâu già.

  • A. 1,3
  • B. 1,2,4.
  • C. 3
  • D. 3,4.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác