Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là  :

  • A. Do hệ dẫn truyền tim
  • B. Do tim
  • C. Do mạch máu
  • D. Do huyết áp

Câu 2: Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

  • A. Hô hấp bằng mang.    
  • B. Hô hấp bằng phổi.
  • C. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
  • D. Hô hấp qua bề mặt cơ thể.

Câu 3: Cơ quan nào dưới đây không tham gia vào hoạt động bài tiết ?

  • A. Ruột già      
  • B. Phổi
  • C. Thận      
  • D. Da

Câu 4: Tiêu hóa là quá trình: 

  • A. làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ
  • B. biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể
  • C. biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP
  • D. biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được

Câu 5: Hô hấp là quá trình

  • A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
  • D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu 6: Cơ quan bài tiết ra nước tiểu là?

  • A. Hệ tiêu hóa
  • B. Da
  • C. Phổi
  • D. Thận

Câu 7: Chuyển hoá cơ bản là gì?

  • A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực 
  • B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.
  • C. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.
  • D. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 8: Hệ tuần hoàn có chức năng

  • A. Vận chuyển các chất vào cơ thể
  • B. Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể
  • C. Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể     
  • D. Dẫn máu từ tim đến các mao mạch

Câu 9: Vì sao mang cá có diện tích trao đổi khí lớn?

  • A. Vì có nhiều cung mang.
  • B. Vì mang có nhiều cung mang và mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang.
  • C. Vì mang có kích thước lớn.
  • D. Vì mang có khả năng mở rộng.

Câu 10: Điều nào sau đây ĐÚNG về hệ thống miễn dịch?

  • A. Viêm khớp là một bệnh tự miễn dịch.
  • B. Dị ứng có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.
  • C. Bệnh đa xơ cứng là do dị ứng.
  • D. Vắc-xin có thể chữa một số bệnh nhiễm vi-rút thông thường.

Câu 11: Khi tế bào khí khổng no nước thì

  • A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
  • B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
  • C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
  • D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.

Câu 12: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau. 

1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn 

2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ. 

3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm. 

4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển. 

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch 

Có bao nhiêu kết luận không đúng?

  • A. 1
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3

Câu 13: Những hoocmôn do tuyến tụy tiết ra tham gia vào cơ chế cân bằng nội môi nào sau đây ?

  • A. điều hóa hấp thụ nước ở thận
  • B. duy trì nồng độ glucozơ bình thường trong máu
  • C. điều hòa hấp thụ Na+ ở thận
  • D. điều hòa pH máu

Câu 14: Điểm bão hòa ánh sáng là: 

  • A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
  • B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
  • C. cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
  • D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp

Câu 15: Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì

  • A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
  • B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
  • C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
  • D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.

Câu 16: Chọn đáp án đúng về các nhân tố gây bệnh?

  • A. Vi khuẩn, virus, nấm, giun, sán
  • B. Ngô, khoai, sán, gạo
  • C. Các loại gia súc, gia cầm
  • D. Các loại động vật hoang dã

Câu 17: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp

  • A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
  • D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.

Câu 18: Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng

  • A. 25oC - 30oC.    
  • B. 30oC - 35oC.    
  • C. 20oC - 25oC.   
  • D. 35oC - 40oC.

Câu 19: Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

  • A. Châu chấu
  • B. Cá chép
  • C. Giun đất.
  • D. Cá voi.

Câu 20: Khi nhiễm vi sinh vật gây bệnh, người ta thấy có kháng thể xuất hiện trong dịch thể của cơ thể như: máu, bạch huyết, màng phổi, dịch dạ dày,... Loại tế bào nào sau đây có khả năng sản sinh ra kháng thể đó? 

  • A. Tế bào gan
  • B. Tế bào limpho T2
  • C. Tế bào limpho B
  • D. Tế bào limpho T4

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác