Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 11 kết nối tri thức cuối học kì 1 (Đề số 2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 cuối học kì 1 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Vì sao khi ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

  • A. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  • B. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp dễ làm vỡ mạch.
  • C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi hyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
  • D. Vì thành mạch bị dày lên, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết cao dễ làm vỡ mạch.

Câu 2: Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 và CO2 diễn ra như thế nào?

  • A. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ dịch mô.
  • B. Sự vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và O2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
  • C. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô.
  • D. Sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp được thực hiện chỉ nhờ máu.

Câu 3: Các hoocmôn do tuyến tụy tiết ra có vai trò cụ thể như thế nào?

(1) dưới tác dụng phối hợp của insulin và glucagôn lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ rất nhanh

(2) dưới tác động của glucagôn lên gan làm chuyển hóa glucozơ thành glicôgen, còn dưới tác động của insulin lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ

(3) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glucagôn dự trữ, còn dưới tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành gluco zơ

(4) dưới tác dụng của insulin lên gan làm chuyển glucozơ thành glicôgen dự trữ, còn với tác động của glucagôn lên gan làm phân giải glicôgen thành glucozơ

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 1       
  • B. 2      
  • C. 3       
  • D. 4

Câu 4: Bộ phận nào sau đây được xem là dạ dày chính thức của động vật nhai lại ?

  • A. Dạ cỏ
  • B. Dạ lá sách
  • C. Dạ tổ ong
  • D. Dạ múi khế

Câu 5: Chuỗi truyền electron tạo ra

  • A. 32 ATP.       
  • B. 34 ATP.       
  • C. 36 ATP.      
  • D. 38 ATP.

Câu 6: Chất nào sau đây ít có khả năng được tìm thấy nhất trong dịch lọc cầu thận?

  • A. nước
  • B. glucôzơ và axit amin
  • C. protein huyết tương
  • D. urê

Câu 7: Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường?

  • A. Oxygen.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Chất dinh dưỡng.
  • D. Vitamin.

Câu 8: Khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng thì cơ tim:

  • A. Cơ tim co tối đa
  • B. Cơ tim co bóp nhẹ.
  • C. Cơ tim hoàn toàn không co bóp.
  • D. Cơ tim co bóp bình thường.

Câu 9: Vì sao cá lên cạn sẽ bị chết trong thời gian ngắn?

  • A. Vì diện tích trao đổi khí còn rất nhỏ và mang  bị khô nên cá không hô hấp được.
  • B. Vì độ ẩm trên cạn thấp.
  • C. Vì không hấp thu được O2 của không khí.
  • D. Vì nhiệt độ trên cạn cao.

Câu 10: Lupus ban đỏ có thể biểu hiện ở nhiều cơ quan, xuất hiện ở nữ giới 70% - 90% (sau sinh đẻ). Đây là bệnh lý ….?

  • A. Suy giảm miễn dịch
  • B. Tự miễn mạn tính
  • C. Truyền nhiễm
  • D. Di truyền đột biến

Câu 11: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu: 

  • A. Nước và các ion khoáng 
  • B. Amit và hooc môn
  • C. Axitamin và vitamin
  • D. Xitôkimin và ancaloit

Câu 12: Hệ tuần hoàn của động vật nào sau đây không có mao mạch?

  • A.Tôm sông
  • B. Cá rô phi
  • C. Ngựa
  • D. Chim bồ câu

Câu 13: Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận?

  • A. Ăn uống không lành mạnh
  • B. Thường xuyên nhịn đi vệ sinh
  • C. Lười vận động
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 14: Lá cây có màu xanh lục vì

  • A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  • D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 15: Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

  • A. không sắc nhọn bằng ; ruột dài hơn
  • B. sắc nhọn hơn ; ruột ngắn hơn
  • C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
  • D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn

Câu 16: Sốc phản vệ xảy ra khi nào?

  • A. Khi các đại thực bào đang tiêu diệt các kháng nguyên
  • B. Khi kháng nguyên bắt đầu đi vào cơ thể
  • C. Khi dị nguyên gây giải phóng lượng lớn histamine trên diện rộng
  • D. Khi các kháng thể đang ngăn chặn các kháng nguyên xâm nhập

Câu 17: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?

  • A. Có cuống lá
  • B. Có diện tích bề mặt lớn
  • C. Phiến lá mỏng
  • D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới

Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Hàm lượng nước tỉ lệ nghịch với cường độ hô hấp
  • B. Cường độ hô hấp và nhiệt độ tỉ lệ thuận với nhau
  • C. Nồng độ CO2 cao sẽ ức chế hô hấp
  • D. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 19: Hoạt động nào giúp thông khí ở phổi cho loài lưỡng cư?

  • A. Sự vận động của cơ hoành
  • B. Sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.
  • C. Không cần sự vận động, không khí vẫn lưu thông.
  • D. Sự vận động  của các chi.

Câu 20: Tuyến nào sau đây được xem là tuyến bảo vệ thứ 3 của cơ thể người và động vật? 

  • A, Da và miễn dịch đặc hiệu
  • B. Đại thực bào và bạch cầu trung tính
  • C. Miễn dịch đặc hiệu
  • D. Miễn dịch không đặc hiệu

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác