Giải SBT toán 7 Cánh diều bài 13 Tính chất ba đường cao của tam giác

Hướng dẫn giải bài 13 Tính chất ba đường cao của tam giác trang 97 SBT toán 7. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

BÀI TẬP

Bài 92. Cho tam giác ABC có AB > AC > BC và H là trực tâm. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

a) H là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

b) CH vuông góc với AB.

c) AH vuông góc với BC.

Bài 93. Cho tam giác ABC có AB > AC > BC và K là trực tâm. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

a) K là giao điểm ba đường trung trực của tam giác ABC.

b) K là giao điểm ba đường cao của tam giác ABC.

c) K là giao điểm ba đường phân giác của tam giác ABC

a) K là giao điểm ba đường trung tuyến của tam giác ABC

Bài 94. Cho tam giác ABC nhọn có các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H (hình 61). Tìm trực tâm của các tam giác HAB, HBC, HCA.

Bài 95. Cho tam giác ABC có trực tâm H đồng thời cũng là điểm cách đều ba đỉnh của tam giác. Tính số đo các góc của tam giác ABC.

Bài 96. Cho tam giác ABc vuông tại A. Trên tia đối của tia AB lấy điểm D sao cho AB = AD. Vẽ BE vuông góc với CD tại E. Gọi I là giao điểm của AC và BE; K là hình chiếu của I trên BC.

a) Chứng minh ba điểm D, I, K thẳng hàng.

b) Tìm điều kiện của tam giác ABC để I là trọng tâm của tam giác BCD.

Bài 97. Cho tam giác ABC vuông tại A có AB < AC, đường phân giác BD. Vẽ DE vuông góc với BC tại E.

a) Chứng minh trực tâm H của tam giác BAE nằm trên đường thẳng BD.

b) Chứng minh trực tâm của tam giác DAE nằm ngoài tam giác đó.

c) Tìm điều kiện của tam giác ABC để H cách đều các đỉnh của tam giác BAE

Bài 98. Cho tam giác ABC cân tại A, đường trug tuyến AM. Từ M kẻ ME vuông góc với AB ($E\in AB$), kẻ MF vuông góc với AC ($F\in AC$). Gọi I là giao điểm của AM và EF. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA. Chứng minh:

a) AM vuông góc với EF;

b) Trực tâm của các tan giác ABD và ACD nằm trên đường thẳng BC;

c) Trực tâm của các tam giác AEF, MEF, DBC và ABC nằm trên cùng một đường thẳng.

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk toán 7 sách mới, giải toán 7 cánh diều, giải toán 7 cd, giải toán 7 CD bài 13, giải bài Tính chất ba đường cao của tam giác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác