Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Giải chi tiết sách bài tập Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Khu vực Tây Nam Á không có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?

A. Có vị trí địa lí – chính trị quan trọng.

B. Tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên giàu có.

C. Có kênh đào Pa-na-ma thuận lợi cho giao lưu kinh tế.

D. Cảnh quan chủ yếu là hoang mạc và bán hoang mạc.

1.2. Kênh Xuy-ê nối liền

A. Địa Trung Hải với Thái Bình Dương. 

B. Biển Đỏ với Địa Trung Hải.

C. Biển Đen với Ấn Độ Dương.

D. Địa Trung Hải và Biển Đông.

1.3. Dầu mỏ – nguồn tài nguyên quan trọng của Tây Nam Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?

A. Ven biển Ca-xpi.

B. Khu vực Biển Đen.

C. Ven Địa Trung Hải.

D. Ven vịnh Péc-xích.

1.4. Quốc gia có diện tích tự nhiên lớn nhất khu vực Tây Nam Á là

A. A-rập Xê-út. 

B. Ap-ga-ni-xtan.

C. I-ran.

D. I-rắc.

1.5. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Tây Nam Á là

A. có khí hậu khô, nóng, nhiều núi, cao nguyên và hoang mạc. 

B. phần lớn khu vực có khí hậu ôn đới lục địa, nhiều thảo nguyên.

C. khí hậu nhiệt đới, đất đai màu mỡ và nguồn nước dồi dào. 

D. khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhất là trồng trọt.

1.6. Phát biểu nào sau đây không đúng về tình hình xã hội khu vực Tây Nam Á?

A. Là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn. 

B. Có phần lớn dân cư theo đạo Hồi.

C. Có các nền văn minh cổ đại rực rỡ.

D. Chênh lệch mức sống không cao.

1.7. Phần lớn dân cư trong khu vực Tây Nam Á theo

A. Phật giáo.

B. Thiên chúa giáo.

C. Hồi giáo.

D. Do thái giáo.

Bài tập 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về khu vực Tây Nam Á? Hãy sửa các câu sai.

a) Thu nhập bình quân theo đầu người của khu vực Tây Nam Á rất thấp. 

b) Khu vực Tây Nam Á là nơi thường xuyên xảy ra tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới.

c) Tây Nam Á có tài nguyên dầu khí bậc nhất thế giới.

d) Tây Nam Á có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ.

e) Hoang mạc lớn nhất khu vực Tây Nam Á là Rúp-en Kha-li. 

g) Cảnh quan hoang mạc là chủ yếu ở Tây Nam Á.

Bài tập 3. Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải để thể hiện một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên và dân cư, xã hội của khu vực Tây Nam Á.

Khu vực Tây Nam Á

a. Có tài nguyên rừng đa dạng, giàu có.

b. Tài nguyên dầu khí dồi dào - nguồn nguyên liệu chiến lược của thế giới.

c. Phần lớn dân cư theo đạo Hồi, tôn giáo đã và đang tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của khu vực.

d. Kinh tế phát triển gắn với hoạt động khai thác dầu mỏ.

e. Kinh tế phát triển chậm, chưa phát huy được tiềm năng của khu vực.

Bài tập 4. Đọc thông tin trong SGK, hãy cho biết một số thông tin về dân cư của Tây Nam Á.

  • Tỉ lệ tăng tự nhiên

  • Thành phần dân tộc

  • Cơ cấu dân số

  • Tỉ lệ dân thành thị

Bài tập 5. Dựa vào bảng 15.2 trang 71 SGK, hãy: 

BẢNG 15.2 SỐ DÂN VÀ CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI KHU VỰC TÂY NAM Á

GIAI ĐOẠN 2000 - 2020

Chỉ tiêu

Năm

2000

2020

Số dân (triệu người)

270,6

402,5

Cơ cấu dân số (%)

- Dưới 15 tuổi

- Từ 15 đến 64 tuổi

- Từ 65 tuổi trở lên


36,4

59,1

4,5


28,7

65,6

5,7

(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)

  • Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và năm 2020.

  • Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu dân số theo tuổi khu vực Tây Nam Á giai đoạn 2000 – 2020.

Bài tập 6. Dựa vào bản đồ phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á năm 2020, hãy: 

Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

  • Trình bày đặc điểm phân bố dân cư khu vực Tây Nam Á. Cho biết nguyên nhân của sự phân bố dân cư nêu trên.

  • Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 10 triệu người trở lên, các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu đến dưới 10 triệu người.

Bài tập 7. Bằng kiến thức đã học, hãy hoàn thành bảng sau đây.

Đặc điểm dân cư

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

Quy mô dân số:

 

Tình hình tăng dân số:

 

Cơ cấu dân số theo độ tuổi:

 

Đô thị hoá

 

Bài tập 8. Dựa vào bảng 15.3 trang 73 SGK, hãy:

BẢNG 15.3. TUỔI THỌ TRUNG BÌNH VÀ SỐ NĂM ĐI HỌC TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC TÂY NAM Á

NĂM 2000 VÀ NĂM 2020

Quốc gia

Tuổi thọ trung bình (năm)

Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên (năm)

Năm 2000

Năm 2020

Năm 2000

Năm 2020

I-xra-en

79,8

82,4

10,6

13,3

Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất

74,4

78,9

8,4

12,7

I-ran

69,7

74,8

8,5

10,6

(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)

  • Nhận xét sự thay đổi về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á năm 2000 và năm 2020.

  • Nhận xét sự chênh lệch về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của một số quốc gia khu vực Tây Nam Á.

Bài tập 9. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào?

Bài tập 10. Sưu tầm thông tin, viết một bài giới thiệu ngắn về cảnh quan hoang mạc hoặc một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Địa lý 11 sách Kết nối, Giải SBT Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á, Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 15 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á

Bình luận

Giải bài tập những môn khác