Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 2 Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế

Giải chi tiết sách bài tập Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 2 Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Ý nào dưới đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế? 

A. Các dòng hàng hóa – dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. 

B. Các giao dịch quốc tế và thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

C. Vai trò của các công ty đa quốc gia ngày càng giảm. 

D. Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

1.2. Tổ chức nào có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu?

A. Tổ chức Thương mại Thế giới. 

B. Liên minh châu Âu.

C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương. 

D. Tổ chức Du lịch Thế giới.

1.3. Ý nào dưới đây không phải là hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế?

A. Thúc đẩy phân công lao động quốc tế.

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các nước theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng công nghệ và tri thức cao.

C. Hình thành và phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu.

D. Thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các nước.

1.4. Ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước là

A. góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia.

B. gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.

C. gây ra các vấn đề về môi trường như phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí,... 

D. hạn chế các nguồn lực bên ngoài cho phát triển.

1.5. Ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hoá kinh tế đối với các nước là 

A. góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia.

B. thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

C. gia tăng các nguồn lực bên ngoài.

D. gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước.

1.6. Các tổ chức liên kết khu vực thường có nét tương đồng về 

A. thành phần chủng tộc.

B. chế độ chính trị.

C. lịch sử dựng nước và giữ nước.

D. mục tiêu và lợi ích phát triển.

1.7. Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức liên kết khu vực? 

A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

B. Liên hợp quốc.

C. Liên minh châu Âu.

D. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

1.8. Biểu hiện của khu vực hoá kinh tế là 

A. gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới.

B. hình thành các tổ chức kinh tế toàn cầu.

C. hình thành các công ty đa quốc gia. 

D. hình thành các rào cản thương mại trong nội bộ khu vực.

1.9. Ý nào sau đây không phải là hệ quả của khu vực hoá kinh tế?

A. Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn. 

B. Hạn chế quá trình toàn cầu hoá kinh tế.

C. Thúc đẩy mở cửa thị trường ở các quốc gia thành viên. 

D. Hình thành các rào cản thương mại đối với những nước bên ngoài khu vực. 

1.10. Tổ chức kinh tế khu vực nào dưới đây có số lượng thành viên nhiều nhất?

A. Thị trường chung Nam Mỹ.

B. Liên minh châu Âu.

C. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.

D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Bài tập 2. Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai về toàn cầu hoá kinh tế? Hãy sửa các câu sai. 

a) Toàn cầu hoá kinh tế là quá trình gia tăng các hoạt động kinh tế giữa các nước và khu vực trên thế giới nhằm xây dựng một thị trường thống nhất trên toàn cầu.

b) Một trong những biểu hiện của toàn cầu hoá là áp dụng rộng rãi các tiêu chuẩn toàn cầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

c) Toàn cầu hoả góp phần hạn chế sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo giữa các nước. 

d) Toàn cầu hoá kinh tế góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia.

Bài tập 3. Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải sao cho phù hợp về biểu hiện của toàn cầu hoá kinh tế và khu vực hoá kinh tế. 

Quá trình

Biểu hiện

1. Toàn cầu hoá kinh tế

a. Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới.

b. Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh.

c. Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu.

2. Khu vực hoá kinh tế

d. Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển.

e. Áp dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn toàn cầu trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

g. Các công ty đa quốc gia ngày càng có vai trò quan trọng.

Bài tập 4. Hoàn thành bảng để thể hiện ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế.

ẢNH HƯỞNG CỦA TOÀN CẦU HOÁ KINH TẾ

Tích cực

Tiêu cực

  
  
  

Bài tập 5. Cho bảng số liệu:

TRỊ GIÁ XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ DỊCH VỤ, GDP CỦA THẾ GIỚI

GIAI ĐOẠN 2000 - 2020 

(Đơn vị: tỷ USD)

Tiêu chí

Năm

2000

2010

2015

2020

Trị giá xuất, nhập khẩu

16 038,5

37 918,9

42 026,8

44 071,3

GDP

33 830,9

66 596,0

75 185,8

84 906,8

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)

- Vẽ biểu đồ thể hiện trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, GDP của thế giới giai đoạn 2000 – 2020.

- Nhận xét trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. GDP của thế giới trong giai đoạn trên.

Bài tập 6. Trình bày biểu hiện, hệ quả và ý nghĩa của khu vực hoá kinh tế.

Bài tập 7. Sưu tầm thông tin về ảnh hưởng của toàn cầu hoá kinh tế đến Việt Nam.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Địa lý 11 sách Kết nối, Giải SBT Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 2 Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế, Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 2 Toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế

Bình luận

Giải bài tập những môn khác