Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 23 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Giải chi tiết sách bài tập Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 23 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản. Tech12h sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Lựa chọn đáp án đúng.

1.1. Đảo có diện tích lớn nhất Nhật Bản là

A. Hô-cai-đô. 

B. Hôn-su.

C. Xi-cô-cư.

D. Kiu-xiu.

1.2. Quần đảo Nhật Bản nằm trên đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương.

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

1.3. Vị trí địa lý tạo điều kiện để Nhật Bản phát triển 

A. nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

B. tổng hợp kinh tế biển.

C. hoạt động khai thác khoáng sản.

D. giao lưu kinh tế do giáp với nhiều quốc gia.

1.4. Dạng địa hình chủ yếu của Nhật Bản là

A. đồi núi.

B. núi cao.

C. cao nguyên.

D. đồng bằng.

1.5. Khu vực phía nam của Nhật Bản có khí hậu

A. cận nhiệt đới.

B. cận xích đạo.

C. ôn đới lục địa.

D. ôn đới hải dương.

1.6. Các sông của Nhật Bản

A. đa số có chiều dài lớn, nhiều nước, giàu phù sa.

B. phần lớn chảy theo hướng bắc – nam.

C. tạo nên những đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. 

D. có giá trị về thuỷ điện nhưng hạn chế về mặt giao thông. 

1.7. Ở Nhật Bản có các loại hình thiên tại chủ yếu nào sau đây?

A. Rét hại, hạn hán, bão.

B. Ngập lụt, sạt lở đất, sóng thần.

C. Triều cường, núi lửa, sóng thần. 

D. Động đất, núi lửa, bão.

1.8. Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn với nguồn hải sản dồi dào là do

A. khí hậu gió mùa, mưa nhiều. 

B. biển Nhật Bản chưa bị ô nhiễm.

C. nằm ở nơi giao nhau của dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

D. bờ biển dài, khúc khuỷu, có nhiều vũng vịnh.

1.9. Phát biểu nào sau đây đúng về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi Nhật Bản?

A. Tỉ lệ nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi ít nhất.

B. Tỉ lệ nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên cao nhất.

C. Tỉ lệ nhóm dân số dưới 15 tuổi tăng nhanh.

D. Tỉ lệ nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên tăng nhanh. 

1.10. Lao động của Nhật Bản không có thể mạnh nào sau đây?

A. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào.

B. Người lao động cần cù, tự giác.

C. Lực lượng lao động có trình độ cao.

D. Người lao động có trách nhiệm, tính kỷ luật cao.

1.11. Phát biểu nào sau đây không đúng về xã hội Nhật Bản?

A. Nhật Bản có phong tục tập quán độc đáo và nền văn hoá đặc sắc. 

B. Người dân Nhật Bản có tính kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao nhưng không chăm chỉ.

C. Người dân Nhật Bản có chất lượng cuộc sống cao.

D. Nhật Bản có hệ thống y tế, giáo dục phát triển.

Bài tập 2. Trong những câu sau, câu nào đúng, cầu nào sai khi nói về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản? Hãy sửa các câu sai. 

a) Địa hình và đất ở Nhật Bản thuận lợi cho canh tác quy mô lớn. 

b) Nhìn chung, khí hậu Nhật Bản thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

c) Các sông ở Nhật Bản có giá trị về giao thông. 

d) Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản.

e) Biển là nguồn tài nguyên quan trọng đối với Nhật Bản.

Bài tập 3. Tại sao nói điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản không thực sự thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội?

Bài tập 4. Hãy tóm tắt các điều kiện tự nhiên nổi bật ở Nhật Bản và phân tích ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội.

Bài tập 5. Ghép thông tin ở cột bên trái với thông tin ở cột bên phải sao cho phù hợp về đặc điểm khí hậu Nhật Bản.

ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU NHẬT BẢN

1. KHÍ HẬU PHÍA BẮC

a. Khí hậu ôn đới

b. Khí hậu cận nhiệt

c. Mùa đông kéo dài, lạnh

2. KHÍ HẬU PHÍA NAM

d. Mùa hạ nóng

e. Thường có mưa to và bão

g. Thường xảy ra bão tuyết

Bài tập 6. Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Nhật Bản.

Bài tập 7. Cho bảng số liệu:

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO TUỔI CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1950 - 2020

(Đơn vị: %)

Nhóm tuổi

Năm

1950

2000

2020

Dưới 15 tuổi

35,4

14,6

12,0

Từ 15 đến 64 tuổi

59,6

68,0

59,0

Từ 65 tuổi trở lên

5,0

17,4

29,0

(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)

  • Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2020.

  • Nhận xét sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của Nhật Bản giai đoạn 1950 - 2020.

Bài tập 8. Cho bảng số liệu:

TUỔI THỌ TRUNG BÌNH VÀ SỐ NĂM ĐI HỌC TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN CỦA NHẬT BẢN NĂM 2000 VÀ NĂM 2020

(Đơn vị: năm)

Chỉ tiêu

Năm

2000

2020

Tuổi thọ trung bình

81

84

Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên

12

13

(Nguồn: Liên hợp quốc, 2022)

  • Nhận xét về tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên năm 2000 đến năm 2020.

  • Phân tích ảnh hưởng của tuổi thọ trung bình và số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên đối với phát triển kinh tế – xã hội Nhật Bản.

Bài tập 9. Trình bày thực trạng và ảnh hưởng của già hoá dân số đến phát triển kinh xã hội Nhật Bản.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Địa lý 11 sách Kết nối, Giải SBT Địa lý 11 Kết nối tri thức bài 23 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản, Giải SBT Địa lý 11 Kết nối bài 23 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Bình luận

Giải bài tập những môn khác