Giải KTPL 11 Chân trời bài 7 Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Giải bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh, sách Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ câu chuyện về một doanh nhân thành công. Theo em, yếu tố nào đã mang lại sự thành công của doanh nhân trong câu chuyện đó?

KHÁM PHÁ

1. Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi

        THÔNG TIN 

      Năm 20 tuổi, Lương Văn Can đi thi và đỗ cử nhân tại trường thi Hương tại Hà Nội. Phụng sự Tổ quốc - đó là mục tiêu cao nhất mà danh sĩ họ Lương đặt ra. Trong khi bị đi đày sang Campuchia, Lương Văn Can đã biến cái rủi thành một cơ hội: cụ là người Việt tiên phong khai phá một thị trường bỏ ngỏ, mở đường cho một phong trào buôn bán sang Campuchia. Những đồng tiền kiếm được từ việc kinh doanh lại được đóng góp cho phong trào cách mạng.

       Với những cá nhân có chí khí, họ có thể xoay chuyển tình huống, họ biết biến những yếu tố bất lợi thành một thời cơ mới. Trong thời gian kiếm kế sinh nhai tại Nam Vang, Lương Văn Can đã phát hiện ra nơi đây chính là một thị trường đầy tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ. Hàng hóa sơ sài và việc buôn bán cũng không mấy được chú trọng phát triển. Điều này cho ta thấy ở Lương Văn Can một sự nhạy bén khác thường trong lĩnh vực kinh doanh. Sau những suy tính, tự vạch ra đường đi nước bước cụ thể, Lương Văn Can bí mật liên lạc với gia đình, quyết tâm thành lập một đường dây buôn bán xuyên biên giới Việt Nam - Campuchia. Để mở được đường dây vuôn bán này là cả một quá trình tìm hiểu thị trường rất cặn kẽ, giá cả các mặt hàng hiếm ở Nam Vang và so sánh với giá cả hàng hóa ở Việt Nam.

      Theo kế hoạch của cụ, mọi người chia nhau đi nghiên cứu thị trường rồi kín đáo liên hệ với bà Cử Can ở Hà Nội và các thương gia trong nước, thiết lập một đường dây thương mại bí mật xuyên biên giới, dùng tiếng lóng đánh điện tín về Hà Nội và Sài Gòn để đặt hàng đưa sang Nam Vang. Việc buôn bán từ đó phát triển rất nhanh.

       Cụ Lương Văn Can còn chỉ ra những điểm hạn chế chính của người làm kinh doanh Việt Nam thời bấy giờ: không có thương phẩm, không có thương đạo, không có thương học, không biết giao thiệp, không biết trân trọng nghề, không có kiên tâm, không có tín thực,...

(Trích Nguyễn Hồng Dung, Lương Văn Can - xây dựng đạo đức kinh doanh cho người Việt, NXB Trẻ, 2007)

Câu hỏi:

- Từ thông tin trên, em hãy xác định khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của cụ Lương Văn Can.

- Cụ Lương Văn Can đã tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh như thế nào?

- Người kinh doanh cần có những năng lực kinh doanh nào?

2. Đánh giá năng lực của người kinh doanh

Em hãy quan sát mô hình, đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu

Giải KTPL 11 Chân trời bài 7 Năng lực cần thiết của người kinh doanh

       Trường hợp

      Sau khi tham gia vào lĩnh vực xây dựng, ông T nhận thấy nhu cầu về lĩnh vực này ngày càng tăng. Hiện nay, vật liệu gạch có tác dụng làm vách ngăn, ít có giá trị chịu lực, cách âm, cách nhiệt và độ bền không cao. Với kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, ông đã quyết tâm phát triển công nghệ xây dựng tường đúc sẵn. Cùng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm lâu năm, ông T đầu tư công nghệ sản xuất, phát triển hệ thống trang web, tư vấn và hỗ trợ tiêu dùng. Với tính ưu việt là thi công nhanh, tác dụng cách âm, cách nhiệt và chịu lực tốt nên sản phẩm được các chủ đầu tư yêu thích. Khi kinh doanh có lợi nhuận, ông thưởng cổ phần cho nhân viên xuất sắc, gắn bó lâu dài với công ty.

Câu hỏi:

- Em hãy nêu những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ông T trong kinh doanh qua trường hợp trên.

- Sử dụng mô hình SWOT, em hãy đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi em là một nhà kinh doanh.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định sau đây? Vì sao?

a. Năng lực kinh doanh phải đi cùng với nguồn vốn mới khởi nghiệp.

b. Người kinh doanh có năng lực sẽ giúp cho doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi của thị trường một cách tốt nhất.

c. Trong kinh doanh, chỉ cần năng động, sáng tạo, luôn dám nghĩ dám làm là đủ.

d. Người kinh doanh tự đánh giá được năng lực của bản thân sẽ đưa ra những quyết định chính xác.

Bài tập 2: Em hãy đánh giá năng lực kinh doanh của từng chủ thể trong các trường hợp sau:

a. Bà H kinh doanh từ năm 16 tuổi và đã thành công trong ngành chế biến thuỷ sản. Bà mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy hiện đại. Sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ được tiêu thụ tại các siêu thị lớn, nhỏ mà còn cả hệ thống bán lẻ. Không chỉ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, giá cả ổn định, bà còn tạo vốn cho ngư dân và các đơn vị liên kết phát triển. Bà tích cực hợp tác với các nhà khoa học để chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng. Bà rất quan tâm đến đời sống người lao động nữ. Bà đã được tặng nhiéu bằng khen và danh hiệu vì những đóng góp của mình.

b. Anh N có ý tưởng thành lập doanh nghiệp sản xuất mĩ phẩm. Anh đã phát huy thế mạnh của bản thân về kiến thức hoá học, sinh học, dược học, cho ra các sản phẩm chất lượng và an toàn. Thông qua việc khảo sát thị hiếu của thị trường, anh lên kế hoạch kinh doanh, hưởng đến các sản phẩm vì sắc đẹp, sức khoẻ người tiêu dùng. Dù phải đối diện với rất nhiều thử thách vì là doanh nghiệp mới; nguy cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành; nhưng anh N tin với sự quyết tâm và kiên trì học hỏi, đi từng bước nhỏ, lên kế hoạch cụ thể, đặt chất lượng sản phàm lên hàng đầu thì doanh nghiệp sẽ xây dựng được thương hiệu.

Bài tập 3: Hãy chia sẻ tấm gương về một doanh nhân mà em yêu thích, từ đó rút ra bài học cho bản thân

VẬN DỤNG

Bài tập: Em hãy lập kế hoạch để phát triển năng lực kinh doanh của bản thân.

HỆ THỐNG CÂU HỎI MỞ RỘNG

Câu hỏi 1: Phân tích vai trò của sự năng động và sáng tạo trong việc nâng cao tính cạnh tranh của một doanh nghiệp.

Câu hỏi 2: Đánh giá tầm quan trọng của khả năng dự báo và kiểm soát rủi ro đối với sự ổn định và bền vững của doanh nghiệp.

Câu hỏi 3: Giải thích ý nghĩa của kỹ năng huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong việc tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.

Câu hỏi 4: Một doanh nhân trẻ khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nhưng gặp khó khăn do thiếu kỹ năng quản lý và lãnh đạo, dẫn đến sự phân tán và thiếu hiệu quả trong đội ngũ nhân viên.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình huống này? Theo em, doanh nhân trẻ cần làm gì để cải thiện kỹ năng quản lý và lãnh đạo của mình?

Câu hỏi 5: Một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đang phải đối mặt với rủi ro lớn do biến động giá nguyên liệu đầu vào, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự ổn định của doanh nghiệp.

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về tình huống này? Theo em, doanh nghiệp cần làm gì để dự báo và kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời bài 7, Giải giáo dục kinh tế và pháp luật 11 bài 7 chân trời, Giải KTPL 11 chân trời bài 7 Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bình luận

Giải bài tập những môn khác