Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 bài 7: Năng lực cần thiết của người kinh doanh - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7. NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  • Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm; tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề giải quyết; biết tổng hợp các nguồn thông tin độc lập để tăng độ tin cậy cho ý tưởng mới.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tìm hiểu và nhận biết được những năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  • Năng lực phát triển bản thân: Học hỏi, thu tập kiến thức và rèn luyện bản thân để có những năng lực cần thiết khi tham gia vào hoạt động kinh doanh.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Chỉ ra được các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
  1. Phẩm chất:
  • Tích cực, tự giác.
  • Nghiêm túc rèn luyện việc tìm hiểu về năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có)
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu SHS tr.50 và thực hiện yêu cầu.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của HS về câu chuyện thành công của một doanh nhân và các yếu tố mang lại sự thành công đó.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ phần Mở đầu trong SHS tr.50: Em hãy chia sẻ câu chuyện về một doanh nhân thành công. Theo em, yếu tố nào đã mang lại sự thành công của doanh nhân trong câu chuyện đó?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, vận dụng hiểu biết hoặc tham khảo sách, báo, internet,... để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS chia sẻ câu chuyện.

Gợi ý: Richard Branson

+ Ông là chủ của Tập đoàn Virgin nổi tiếng thế giới, sở hữu khối tài sản 5,3 tỷ USD theo thống kê của Forbes.

+ Từ nhỏ, Branson từng mắc bệnh khó đọc và học rất kém ở trường. Ông phải bỏ học vào năm 16 tuổi. Dù bỏ học giữa chừng, Branson bắt đầu kinh doanh rất sớm. Ông trở thành triệu phú năm 23 tuổi và sau đó xây dựng Virgin thành một đế chế với hàng trăm công ty.

+ Ông chia sẻ dấn thân vào kinh doanh không phải để làm giàu mà là để thử thách trong cuộc sống.

+ Những yếu tố đã mang lại sự thành công cho ông: Ông có ý tưởng kinh doanh từ rất sớm; Không ngại gian khó, thất bại; Lập kế hoạch cho bản thân.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong kinh doanh, năng lực của người kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Người có năng lực kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được những khó khăn, trở ngại. Vậy người kinh doanh cần có những năng lực cần thiết nào và làm sao phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân để phát triển, tự tin bước vào lĩnh vực kinh doanh.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 7. Năng lực cần thiết của người kinh doanh.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được những năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.50-51, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc thông tin SHS tr.50-51 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Từ thông tin trên, em hãy xác định khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của cụ Lương Văn Can.

+ Nhóm 3, 4: Cụ Lương Văn Can đã tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh như thế nào?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin SHS tr.50-51 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về những năng lực cần thiết của người kinh doanh.theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Khả năng phân tích thị trường và tầm nhìn chiến lược trong kinh doanh của cụ Lương Văn Can: Nam Vang chính là một thị trường đầy tiềm năng còn đang bị bỏ ngỏ, hàng hoá sơ sài và việc buôn bán không mấy được chú trọng phát triển.

+ Tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh:

●       Tìm hiểu thị trường rất cặn kẽ, giá cả các mặt hàng hiếm ở Nam Vang và so sánh với giá cả hàng hoá ở Việt Nam;

●       Mọi người chia nhau đi nghiên cứu thị trường;

●       Thiết lập một đường dây thương mại bí mật xuyên biên giới, dùng tiếng lóng đánh điện tín về Hà Nội và Sài Gòn để đặt hàng đưa sang Nam Vang.

- GV mời HS nêu những năng lực cần thiết của người kinh doanh.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

Các năng lực cần thiết của người kinh doanh:

- Năng động, sáng tạo

- Chuyên môn, nghiệp vụ

- Quản lí, lãnh đạo

- Thiết lập quan hệ, nắm bắt thông tin

- Dự báo và kiểm soát rủi ro

- Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

- Ý chí, khát vọng đổi mới, vươn lên,...

Hoạt động 2: Quan sát mô hình, đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS phân tích được năng lực kinh doanh của bản thân.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS quan sát mô hình, đọc trường hợp SHS tr.51-52 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về phân tích được năng lực kinh doanh của HS.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong kinh doanh, việc đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi HS là một nhà kinh doanh.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác