Soạn giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo bài 11: Bình đẳng giới

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Kinh tế pháp luật 11 bài 11: Bình đẳng giới - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 11. BÌNH ĐẲNG GIỚI

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được các quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội..
  • Nhận biết được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội.
  • Đánh giá được các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong các tình huống đơn giản cụ thể của đời sống thực tiễn.
  • Thực hiện được quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết tham gia các hình thức làm việc nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ để thực hiện những hoạt động học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được các thông tin, câu chuyện, tình huống và trường hợp trong bài học và thực tiễn cuộc sống liên quan đến bình đẳng giới trong các lĩnh vực.

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của mỗi công dân trong thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong thực hiện bình đẳng giới; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
  • Năng lực phát triển bản thân: Rút ra được bài học cho bản thân trong việc thực hiện quyền bình đẳng giới; tự đặt mục tiêu, kế hoạch rèn luyện để thực hiện tốt quyền bình đẳng giới trong đời sống thường ngày; thực hiện được và vận động, giúp đỡ người khác thực hiện được các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giới.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Hiểu được một số vấn đề cơ bản về bình đẳng giới trong các lĩnh vực; giải thích được một cách đơn giản một số hiện tượng, vấn đề về bình đẳng giới đang diễn ra ở Việt Nam và thế giới; bước đầu đưa ra các quyết định hợp lí và tham gia giải quyết được một số vấn đề của cá nhân, gia đình và cộng đồng bằng các hành vi, việc làm phù hợp với quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
  1. Phẩm chất:
  • Chăm chỉ, trung thực và có trách nhiệm khi thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
  • Yêu nước, tin tưởng và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bình đẳng giới.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11, Giáo án;
  • Tranh/ ảnh, clip, câu chuyện, thông tin liên quan tới bài học;
  • Giấy A4, phiếu học tập, đồ dùng đơn giản để sắm vai;
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng Powerpoint,...(nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11.
  • Vở ghi, bút, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu ý nghĩa bài học, khai thác trải nghiệm của HS về vấn đề liên quan đến nội dung bài học mới, tạo hứng thú cho HS.
  3. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc 2 câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong SGK tr.78 và thực hiện yêu cầu.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vấn đề bình đẳng giới.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Mở đầu SGK tr.78:

Em hãy cho biết vấn đề được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập trong hai câu thơ sau:

Đàn bà cũng được tự do

Bất phân nam nữ cũng cho bình quyền.

(Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2011, tr.243)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ câu trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 - 2 HS trả lời câu hỏi:

Trong hai câu thơ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến vấn đề bình đẳng giới tính và quyền tự do cho phụ nữ, săn sóc cho sự phát triển của xã hội và động viên tất cả mọi người tôn trọng nhau mà không phân biệt giới tính.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương câu trả lời của HS.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Bình đẳng giới là một giá trị văn minh, tiến bộ, có khả năng làm thay đổi xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định về bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực hiện quy định của pháp luật về bình đẳng giới sẽ góp phần tích cực vào sự phát triển của xã hội.

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay - Bài 11. Bình đẳng giới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới.

- Nhận biết được biểu hiện của quy định về bình đẳng giới trong trường hợp cụ thể, đơn giản.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, các trường hợp trong SGK tr.78-83 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về một số quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về:

- Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới và ý nghĩa của quy định này.

- Biểu hiện của bình đẳng giới trong những trường hợp đơn giản, cụ thể của đời sống.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr.78-79.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1, 2: Vì sao Hiến pháp năm 2013 có quy định về bình đẳng giới? Những quy định ấy có ý nghĩa gì?

+ Nhóm 3, 4: Bình đẳng giới được biểu hiện như thế nào trong trường hợp trên?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.78-79, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Hiến pháp năm 2013 quy định về bình đẳng giới: vì bình đẳng giới bảo đảm cho quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân của nam và nữ được thực hiện đầy đủ, bảo đảm không tồn tại bất cứ sự phân biệt đối xử trực tiếp hoặc gián tiếp nào đối với nam hoặc nữ, tránh tạo nên sự không công bằng và làm hạn chế sự phát triển, sự đóng góp của cả nam và nữ vào quá trình phát triển, xoá bỏ khoảng cách giới thực tế trên tất cả các lĩnh vực, giúp trẻ em gái và phụ nữ có địa vị bình đẳng, có cơ hội và điều kiện tham gia học tập, bồi dưỡng đầy đủ và tích luỹ kiến thức về mọi mặt như trẻ em trai và nam giới.

+ Biểu hiện trong trường hợp:

·        Huyện Y đã tổ chức các lớp tập huấn, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến bình đẳng giới.

·        Chính quyền huyện còn có các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới trên từng lĩnh vực như: bảo đảm tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn, chính sách vay vốn, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ, hỗ trợ các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động nữ, góp phần giúp nữ giới phát huy vai trò trong xã hội.

- GV mời HS nêu Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

1. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội

a. Quy định của Hiến pháp năm 2013 về bình đẳng giới

- Các quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội:

+ Hiến pháp năm 2013 quy định bình đẳng giới được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội; Nhà nước có chính sách để bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới cũng như tạo cơ hội để phát huy vai trò của nữ giới.

+ Biểu hiện của bình đẳng giới trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, giáo dục và đào tạo, lao động, gia đình, kinh tế, xã hội: (Các nội dung tìm hiểu dưới)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin, quan sát biểu đồ, trả lời câu hỏi:

+ Em hãy giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở thông tin trên.

+ Từ thông tin, em hãy nhận xét về tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam qua các khóa và lấy ví dụ trong thực hiện về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, quan sát biểu đồ SGK tr.79-80, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.

+ Việc tăng tỉ lệ nữ Đại biểu Quốc hội là biểu hiện của bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, điều này cũng phù hợp với Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 (Mục tiêu 1: Phấn đấu đạt tỉ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng nhiệm kì 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2011 - 2015 từ 30% trở lên và nhiệm kì 2016 - 2020 trên 35%).

+ Ví dụ thực tiễn:

·        Ngày 31/3/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.

·        Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bà Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời HS nêu Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

- Trong lĩnh vực chính trị: Nam, nữ bình đẳng trong các hoạt động chính trị, tham gia quản lí nhà nước, các hoạt động xã hội, bầu cử, ứng cử, đề bạt, bổ nhiệm trong các cơ quan, tổ chức.

 

Nhiệm vụ 3: Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

+ Em giải thích như thế nào về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở thông tin trên? Lấy ví dụ trong thực tiễn về thực hiện quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

+ Theo em, việc làm của xã M có phải là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, quan sát biểu đồ SGK tr.80-81, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của xã M là một biểu hiện của việc thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Cụ thể là bình đẳng trong đào tạo nghề: xã M đã tổ chức các lớp dạy nghề thêu cho phụ nữ trên địa bàn và mây tre, đan lát cho nam giới.

+ Ví dụ cụ thể:  Mục tiêu 3 – Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

“Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo:

·        Chỉ tiêu 1: Tỉ lệ biết chữ của nam và nữ trong độ tuổi từ 15 đến 40 ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn đạt 90% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020.

·        Chỉ tiêu 2: Tỉ lệ nữ thạc sĩ đạt 40% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỉ lệ nữ tiến sĩ đạt 20% vào năm 2015 và 25% vào năm 2020"

- GV mời HS nêu Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

c. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo: Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học trong thụ hưởng chính sách giáo dục, học tập, bồi dưỡng, chọn lựa ngành, nghề học tập, đào tạo.

 

Nhiệm vụ 4: Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy giải thích về quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động ở thông tin trên và lấy ví dụ thực tiễn về việc thực hiện quyền bình đẳng giới trong lĩnh lực lao động.

+ Trình bày suy nghĩ của em về việc làm của Công ty Y trong trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, quan sát biểu đồ SGK tr.81-82, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 nhóm trả lời câu hỏi:

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là việc nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác; cũng như bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh.

+ Đánh giá việc làm của Công ty Y: đây là việc làm tích cực, phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động.

- GV mời HS nêu Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lao động.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

d. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

- Trong lĩnh vực lao động: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn tuyển dụng, bổ nhiệm, hưởng lương, thưởng, chế độ làm việc trong đề bạt, bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp.

 

Nhiệm vụ 5: Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1-2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SGK tr82 và trả lời câu hỏi:

+ Theo em, bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình được giải thích như thế nào qua thông tin trên? Cho ví dụ minh hoạ.

+ Em có suy nghĩ gì về việc làm của anh T? Việc làm của Hội Liên hiệp phụ nữ xã có được coi là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không? Vì sao?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.82, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình:

·        Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

·        Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.

·        Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp; sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.

·        Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.

·        Các thành viên nam, nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình.

+ Sự thay đổi trong suy nghĩ, hành vi của anh T là tích cực, phù hợp với quy định về bình đẳng giới trong gia đình. Việc làm của Hội liên hiệp phụ nữ xã là một biểu hiện của biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình vì qua công tác vận động đã thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình anh T.

- GV mời HS nêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

e. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình

- Trong lĩnh vực gia đình: Vợ chồng bình đẳng trong quan hệ hôn nhân, gia đình, quan hệ tài sản, chăm sóc con cái.

 

Nhiệm vụ 6: Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu:

Em hãy cho biết bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội được thể hiện như thế nào qua hai thông tin trên. Lấy ví dụ minh hoạ.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm, đọc thông tin, trường hợp SGK tr.83, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi:

+ Thông tin 1:

·        Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lí doanh nghiệp, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường và nguồn lao động.

·        Nam, nữ bình đẳng trong tham gia các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

·        Nam, nữ bình đẳng trong hưởng thụ văn hoá, tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin.

+ Thông tin 2:

·        Thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

·        Tỉ lệ nữ giám đốc/ chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt ít nhất 27% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

·        Phấn đấu đạt 60% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030 dân số được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới.

- GV mời HS nêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội.

- Các nhóm HS nhận xét và bổ sung ý kiến cho nhau (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

g. Quy định cơ bản của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, xã hội

- Trong lĩnh vực kinh tế, xã hội: Nam, nữ bình đẳng trong hoạt động kinh doanh, văn hoá, thông tin, thể dục, thể thao.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội

  1. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SGK tr.83,84 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của bình đẳng giới đối với đời sống của con người và xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn
Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 11: Bình đẳng giới, Tải giáo án trọn bộ Kinh tế pháp luật 11 chân trời , Giáo án word Kinh tế pháp luật 11 chân trời bài 11: Bình đẳng giới

Tải giáo án:

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt nhận giáo án ngay và luôn:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Giải bài tập những môn khác