Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 5 CTST: Đề tham khảo số 5
Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 5 CTST: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 6, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Một ước mơ
Hồi nhỏ, tôi rất thích đi học và tất cả những gì thuộc về nó: lớp học, bảng đen, sách vở, những người bạn, tiếng giảng bài của thầy cô, ... Và luôn ao ước sẽ có một ngày, tôi tự hào giương cao tấm bằng tốt nghiệp trong niềm vui sướng và ánh mắt mừng vui của mọi người.
Nhưng tôi là con một gia đình nghèo, đông anh em. Tôi phải quyết định nghỉ học và xin làm việc trong một tiệm bánh. Từ đó ước mơ của tôi cũng lụi tàn dần.
Lớn lên, như bao người phụ nữ khác, tôi lấy chồng, sinh con. Tôi quyết tâm không để các con mình thất học, phải sống khổ sở như tôi. Và hai vợ chồng tôi đã làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài.
Duy chỉ có cô con gái út Lin-đa là có vấn đề. Lin-đa từ nhỏ đã ốm yếu, khó nuôi, nên ít có trường nào nhận dạy bé lâu dài. Không đành lòng nhìn con đi theo vết xe đổ của mình, tôi bắt đầu hỏi thăm và tìm hiểu. Cuối cùng, tôi cũng kiếm được trường, đăng kí không chỉ cho Lin-đa mà còn cho cả tôi cùng học nữa. Tôi muốn ở bên cạnh con, giúp đỡ nó và sâu xa hơn là tiếp tục thực hiện giấc mơ của mình.
Thật là thú vị khi lại được đến trường. Nhưng cũng không dễ dàng chút nào khi ở tuổi 58, tôi phải vừa làm công việc nhà, vừa đánh vật với những con số. Hai mẹ con tôi luôn động viên, an ủi và giúp đỡ nhau trong học tập. Cứ thế cho đến ngày chúng tôi tốt nghiệp.
Thật không ngờ, đến cuối đời, tôi mới được sống cho mình, cho hạnh phúc và ước mơ của mình. Có lẽ hơi trễ một chút nhưng tôi nhận ra một điều: đừng bao giờ chôn vùi những ước mơ! Hãy vững tin rằng, một ngày mai ta sẽ biến chúng thành hiện thực. Không cần phải nhờ vào những điều kì diệu ở đâu xa, mà tất cả những gì ta đạt được hôm nay là do sự phấn đấu không ngừng, và quyết tâm không từ bỏ niềm mơ ước trong lòng mỗi chúng ta. Quả thật, sẽ không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu một giấc mơ!
(Theo Đặng Thị Hòa)
Câu 1 (0,5 điểm). Tại sao nhân vật tôi phải quyết định nghỉ học?
A. Vì gia đình khó khăn, không có đủ tiền học.
B. Vì không thích đi học nữa.
C. Vì bị đuổi học.
D. Vì không đỗ vào trường.
Câu 2 (0,5 điểm). Sau khi lớn lên, nhân vật tôi đã làm gì để không cho các con mình thất học?
A. Cho các con nghỉ học để đi làm.
B. Làm việc cật lực để nuôi dạy các con thành tài.
C. Cho các con đi học ở trường tư.
D. Không cho các con đi học nữa.
Câu 3 (0,5 điểm). Tại sao nhân vật quyết định đi học lại khi đã 58 tuổi?
A. Vì muốn có công việc tốt hơn.
B. Vì muốn sống cuộc sống vui vẻ.
C. Vì muốn giúp đỡ con gái và thực hiện ước mơ của mình.
D. Vì bị ép buộc phải học.
Câu 4 (0,5 điểm). Nhân vật chính đã nhận ra điều gì vào cuối câu chuyện?
A. Ước mơ chỉ là ảo vọng.
B. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một giấc mơ.
C. Chỉ cần có tiền là có thể thực hiện được mọi ước mơ.
D. Nên từ bỏ ước mơ khi gặp khó khăn.
Câu 5 (0,5 điểm). Theo nhân vật chính, điều gì giúp biến ước mơ thành hiện thực?
A. Sự may mắn.
B. Sự giúp đỡ của người khác.
C. Sự phấn đấu không ngừng và quyết tâm không từ bỏ.
D. Những điều kỳ diệu.
Câu 6 (0,5 điểm). Câu nào dưới đây thể hiện thông điệp chính của bài đọc?
A. Hãy luôn làm việc chăm chỉ để thành công.
B. Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của mình, chưa bao giờ là muộn để thực hiện ước muốn của bản thân.
C. Cuộc sống không bao giờ dễ dàng.
D. Chỉ có những người trẻ mới có thể thực hiện ước mơ của mình.
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Các câu ghép sau nối với nhau bằng cách nào?
a. Trời mưa to, điện bị cúp, nhà tối om: ................................................................
b. Chị tôi nấu cơm, kho cá còn tôi nhặt rau và quét nhà: .........................................
c. Tôi giặt đồ, em tôi rửa chén: ............................................................................
d. Trời càng về chiều, nắng càng sẫm lại: ..............................................................
Câu 8 (2,0 điểm). Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích?
a. "Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!" đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
b. Hà Nội thủ đô của đất nước Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh.
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm). Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Vịnh Hạ Long” (SGK TV5, Chân trời sáng tạo – Trang 56) Từ đầu cho đến… sảng khoái tâm hồn ta.
Câu 10 (8,0 điểm). Em hãy viết bài văn tả bác bảo vệ trường em.
TRƯỜNG TH ........
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 5 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TIẾNG VIỆT: (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
- Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm
(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)
+ Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm
(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 – 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)
* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi (3,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 4 |
A | B | C | B | C | B |
Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm:
a. Trời mưa to, điện bị cúp, nhà tối om: câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy.
b. Chị tôi nấu cơm, kho cá còn tôi nhặt rau và quét nhà: câu ghép nối với nhau bằng kết từ “còn”.
c. Tôi giặt đồ, em tôi rửa chén: câu ghép nối với nhau bằng dấu phẩy.
d. Trời càng về chiều, nắng càng sẫm lại: câu ghép nối với nhau bằng cặp quan hệ từ “càng … càng”.
Câu 8 (2,0 điểm). Mỗi ý đúng được 01 điểm:
a. "Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!" – đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
b. Hà Nội - thủ đô của đất nước Việt Nam - có nhiều danh lam thắng cảnh.
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9: Phần chính tả nghe – viết:
- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.
- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.
- Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm.
Câu | Nội dung đáp án |
Câu 10 (8,0 điểm) | 1. Viết được bài văn có bố cục đầy đủ, rõ ràng. A. Mở bài(1,0 điểm) - Giới thiệu chung: Giới thiệu bác bảo vệ (tên, tuổi, đã làm bảo vệ ở đâu?) - Ấn tượng ban đầu: Cảm xúc khi gặp bác lần đầu (nghiêm nghị, thân thiện,...) B. Thân bài(3,0 điểm) - Tả ngoại hình: + Đặc điểm nổi bật: Cao, thấp, gầy, béo, làn da, mái tóc, đôi mắt,... + Màu sắc trang phục. - Tả hoạt động: + Công việc hàng ngày: Kiểm soát ra vào, giúp đỡ mọi người, đánh trống,… + Thái độ làm việc: Tận tâm, trách nhiệm, nhiệt tình,... - Tính cách: + Tính cách nổi bật: Hiền lành, nghiêm khắc, vui tính, kiên nhẫn,... + Mối quan hệ với mọi người: Với học sinh, với thầy cô, với mọi người xung quanh,... - Có thể kể 1 kỉ niệm về bác bảo vệ. C. Kết bài(1,0 điểm) - Khẳng định lại ấn tượng về bác. - Cảm xúc của em: Yêu quý, kính trọng bác. 2. Chữ viết đẹp, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết. 3. Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. 4. Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc… * Tuỳ từng mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm phù hợp. |
Đề thi tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo, Đề thi giữa kì 2 tiếng Việt 5
Bình luận