Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là

A. XX ở nữ và XY ở nam.

B. XX ở nam và XY ở nữ.

C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.

D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 2. Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.

D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Câu 3. Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

A. Thân xám, cánh dài × Thân xám, cánh dài.

B. Thân xám, cánh ngắn ×  Thân đen, cánh ngắn.

C. Thân xám, cánh ngắn ×  Thân đen, cánh dài.

D. Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn.

Câu 4. Nội dung nào sau đây đúng dưới đây khi nói về người?

A. Người nữ tạo ra 2 loại trứng là X và Y.

B. Người nam chỉ tạo ra 1 loại tinh trùng X.

C. Người nữ chỉ tạo ra 1 loại trứng Y.

D. Người nam tạo 2 loại tinh trùng là X và Y.

Câu 5. Hiện tượng di truyền liên kết là do

A. Các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.

B. Các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST.

C. Các gene phân li độc lập trong giảm phân.

D. Các gene tự do tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 6. Một tế bào gà có 78 NST nguyên phân 3 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?

A. 8 tế bào con – 624 NST.   

B. 3 tế bào con – 234 NST.

C. 6 tế bào con – 468 NST.

D. 4 tế bào con – 312 NST.

Câu 7. NST thường và NST giới tính khác nhau ở đâu?

A. Số lượng NST trong tế bào.

B. Hình thái và chức năng.

C. Khả năng nhân đôi và phân li trong phân bào.

D. Không có điểm khác nhau.

Câu 8. Khi cho ruồi giấm F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, ta thu được kiểu hình ở F2 là

A. 3 thân xám, cánh dài:1 thân đen cánh ngắn.

B. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn.

C. 3 thân xám, cánh ngắn: 1thân đen, cánh dài.

D. 1 thân xám, cánh ngắn: 1 thân đen, cánh dài.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm).  Có 2 tế bào của một loài sinh vật đang giảm phân cùng thời điểm, các NST đang xếp thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, tổng NST trong mỗi tế bào là 4 NST. Hãy xác định:

a) Tế bào đang ở kì nào của giảm phân? Giải thích.

b) Bộ NST lưỡng bộ của loài.

c) Số NST có trong tất cả các tế bào khi các NST kép đồng loạt phân li về 2 cực của tế bào

Câu 2 (2 điểm). 

  1. Nêu khái niệm về di truyền liên kết.

  2. Nêu một số ví dụ về ứng dụng của di truyền liên kết với giới tính trong chăn nuôi

Câu 3 (1 điểm). Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là đúng hay sai?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

D

D

B

A

B

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3 điểm)

a) tế bào đang ở kì giữa của giảm phân do Các NST đang xếp thành một hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

b) Do Trong giảm phân, số lượng NST ở mỗi tế bào con sẽ giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu

→ Bộ NST lưỡng bộ của loài này là 8 NST. 

c) Sau khi phân chia, số lượng tế bào là 2, mỗi tế bào sẽ có 4 NST. Vì vậy, tổng số NST trong tất cả các tế bào sau khi phân chia là: 4.2 = 8NST

Vậy, tổng số NST có trong tất cả các tế bào khi các NST kép phân li về 2 cực của tế bào là 8 NST.

Câu 2

(2 điểm)

a) Khái niệm: Di truyền liên kết là hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân.

b) Một số ví dụ về ứng dụng của di truyền liên kết với giới tính trong chăn nuôi:

- Dựa vào màu sắc trứng có thể phân biệt được giới tính của tằm ngay từ giai đoạn trứng, từ đó lựa chọn những trứng nở ra tằm đực để nuôi vì tằm đực cho nhiều tơ hơn so với tằm cái.

- Ở gà, phân biệt gà trống hay mái ngay khi con non mới nở từ trứng dựa vào tính trạng có vằn trên đầu do gene trội trên nhiễm sắc thể Z quy định, do đó, con trống có hai nhiễm sắc thể Z mang hai gene trội thì mức độ vằn rõ hơn so với con mái có kiểu nhiễm sắc thể ZW nên chỉ có một gene. Từ đó có thể lựa chọn gà trống cho mục đích nuôi thịt hoặc gà mái cho mục đích lấy trứng hay sinh sản.

Câu 3

(1 điểm)

Quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì: 

Giới tính của con do bố và mẹ cùng quyết định, nhưng bố là người quyết định chính xác giới tính của đứa trẻ. Điều này là do trong loài người, giới tính được quy định bởi cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và XY.

Mẹ luôn truyền một nhiễm sắc thể X cho con (vì mẹ có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX).

Bố có hai loại nhiễm sắc thể giới tính là X và Y. Nếu bố truyền nhiễm sắc thể X, đứa trẻ sẽ là con gái (XX). Nếu bố truyền nhiễm sắc thể Y, đứa trẻ sẽ là con trai (XY).

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác