Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Đâu không phải ứng dụng của công nghệ di truyền vào trong nông nghiệp?

A. Điều trị các bệnh di truyền do gene sai hỏng gây ra trên cơ thể người.

B. Công nghệ tạo giống cây trồng biến đổi gene.

C. Công nghệ tạo giống vật nuôi biến đổi gene.

D. Công nghệ lai tạo giống cây mới có nhiều đặc tính tốt.

Câu 2. Khẳng định nào dưới đây đúng khi nói về tiến hóa?

A. Tiến hóa là sự biến đổi của sinh vật theo hướng đơn giản hóa dần cơ thể để thích nghi với điều kiện sống.

B. Tiến hóa là sự biến đổi của một nhóm sinh vật theo hướng hoàn thiện dần cơ thể qua thời gian.

C. Tiên hóa là quá trình giữ nguyên các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua thời gian.

D. Tiến hóa là quá trình thay đổi các đặc điểm di truyền của quần thể sinh vật qua thời gian.

Câu 3. Ứng dụng nào sau đây không phải là ứng dụng công nghệ di truyền trong y tế?

A. Tạo ra các cây trồng có hệ gene mới giúp tăng năng suất.

B. Tạo các cơ thể sinh vật sản xuất các protein được dùng làm thuốc sinh học.

C. Chuyển gene lành thay thế gene bệnh.

D. Chẩn đoán và điều trị bệnh.

Câu 4. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến sự tăng cường sự sống của cá thể nào sau đây? 

A. Cá thể có sự thích ứng tốt với môi trường. 

B. Cá thể có gene trội. 

C. Cá thể có số lượng lớn con cái. 

D. Cá thể có sức mạnh vật lý cao.

Câu 5.  Cho các phát biểu sau:

  1.  Công nghệ di truyền giúp tạo giống cây trồng có sản lượng về chất lượng cao

  2.  Mở rộng vùng trồng cây biến đổi gene có thể làm giảm đa dạng sinh học

  3. Sinh vật chuyển gene có thể ảnh hưởng đến sinh vật hoang dại, gây vấn đề mới khó kiểm soát

  4. Hiện chưa thấy bằng chứng cho thấy sinh vật biến đổi gene gây hại cho con người 

  5. Khó phân biệt được sản phẩm có nguồn gốc biến đổi gen.

Có bao nhiêu thông tin về rủi ro của ứng dụng công nghệ di truyền?

A. 1.   

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6. Cho các tác nhân sau:

(1) Chất phóng xạ

(2) Tia UV

(3) Hóa chất công nghiệp

(4) Nước mưa

(5) Thuốc bảo vệ thực vật

(6) Hoa quả chứa nhiều vitamin C

(7) Thuốc diệt cỏ hóa học

Số tác nhân hàng đầu gây đột biến NST là

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 7. Xét các đoạn gene I, II sau:

3’ –AGTTGA-              -AGCTGA-             

5’ –TCAACT-              -TCGACT-               

          I                                 II                           

Từ gene I sang gene II là dạng đột biến gì?

A. Thay 1 cặp T-A bằng 1 cặp C-G.

B. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-C.

C. Thay 1 cặp C-G bằng 1 cặp T-A.

D. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp C-G.

Câu 8. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?

A. Quần xã.  

B. Hệ sinh thái.      

C. Quần thể. 

D. Cá thể.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Trình bày khái niệm về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo

b) Kể tên một số loại cây trồng và vật nuôi đã được chọn lọc nhân tạo ở vật nuôi mà em biết

Câu 2 (2 điểm). Các phát biểu sau đây đúng hay sai khi nói về Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

a. Chọn lọc tự nhiên luôn hiệu quả hơn chọn lọc nhân tạo.

b. Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo có liên quan đến nhau.

c. Chọn lọc nhân tạo có thể tạo ra biến dị di truyền.

d. Cả chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều dẫn đến sự thay đổi di truyền.

Câu 3 (1 điểm). Một gia đình đã có bốn người con gái. Mặc dù đã trên 40 tuổi nhưng cả hai vợ chồng vẫn tiếp tục kế hoạch sinh thêm con với hi vọng sinh con trai. Hai vợ chồng đã thực hiện các biện pháp hỗ trợ và lựa chọn giới tính thai nhi. Vận dụng kiến thức về di truyền học với hôn nhân, em hãy cho biết những hành vi trong trường hợp trên không đúng với Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, không phù hợp với các tiêu chí về hôn nhân dựa trên di truyền học đưa ra. Những hành vi đó dẫn đến hệ lụy như thế nào?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

A

A

C

D

A

C

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3 điểm)

a) Chọn lọc nhân tạo là phương pháp con người sử dụng nguyên lí tiến hóa nhằm tạo ra các giống vật nuôi, cây trồng, các chủng vi sinh vật phù hợp với nhu cầu cụ thể của con người.

Chọn lọc tự nhiên là quá trình các cá thể thích nghi hơn với môi trường sống có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, dẫn đến số lượng cá thể có đặc điểm thích nghi được di truyền trở nên phổ biến trong quần thể.

b) Ví dụ về chọn lọc nhân tạo vật nuôi: Các giống lợn được nuôi ở các gia đình ngày nay được bắt nguồn từ loài lợn rừng hoang dại; các giống chó cảnh, chó nhà, chó nghiệp vụ là kết quả chọn lọc từ loài hoang dại chó sói;...

Câu 2

(2 điểm)

a) Sai

b) Đúng

c) Đúng

d) Đúng

Câu 3

(1 điểm)

- Hành vi trên không đúng với Luật Hôn nhân và Gia đình, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phù hợp với các tiêu chí về hôn nhân dựa trên di truyền học đưa ra gồm:

+ Sinh quá hai con.

+ Lựa chọn giới tính thai nhi.

+ Sinh con khi tuổi cao (trên 40 tuổi).

 

- Những hệ luy kéo theo:

+ Suy giảm sức khoẻ, thậm trí tính mạng của người mẹ.

+ Ảnh hưởng đến việc nuôi dạy các con và kinh tế gia đình.

+ Sinh con khi tuổi cao làm tăng nguy cơ sinh con mang bệnh, tật di truyền.

+ Mất cân bằng giới tính kéo theo những vấn đề về bình đẳng giới, an ninh, xã hội,...

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác