Đề thi giữa kì 1 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi giữa kì 1 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

SINH HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Allele là

A. hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng.

B. đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.

C. tổ hợp toàn bộ gene trong tế bào của cơ thể sinh vật.

D. các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gene.

Câu 2. Lai phân tích là phép lai giữa

A. cơ thể mang tính trạng trội, có kiểu gene đồng hợp với cơ thể mang tính trạng lặn.

B. cơ thể mang tính trạng trội, có kiểu gene dị hợp với cơ thể mang tính trạng lặn.

C. cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn.

D. cơ thể mang tính trạng lặn với cơ thể cũng mang tính trạng lặn tương ứng.

Câu 3. Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là

  1. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống.
  2. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới
  3. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối.
  4. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.

Câu 4. Nucleic acid là những phân tử sinh học cấu tạo từ các nguyên tố

A. C, N, O, P.              B. C, H, O, N.                  C. C, K, N, P.                  D. C, O, P, K.

Câu 5. Quan sát hình ảnh sau

Câu 7.Tên gọi đầy đủ của phân tử RNA là:deoxyribonucleic acidB. Phosphoric acidC. ribonucleic acidD. Nucleotide

Các nucleotide chưa biết tên lần lượt từ trên xuống dưới là

A. G-U-G-U

B. G-T-G-T

C. T-G-T-G

D. U-G-U-G

Câu 6. Các cơ thể đồng hợp về tất cả các cặp gene được gọi là

  1. tính trạng.               

  2. tính trạng tương phản.                 

  3. dòng thuần.             

  4. kiểu hình.

Câu 7.Tên gọi đầy đủ của phân tử RNA là:

  1. deoxyribonucleic acid

B. Phosphoric acid

C. ribonucleic acid

D. Nucleotide

Câu 8. Kí hiệu P có nghĩa là

  1. cặp bố mẹ xuất phát.

  2. thế hệ con.

  3. thế hệ con đời thứ nhất.

  4. giao tử.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. 

a) Hãy trình bày chức năng của DNA và cho biết con sinh ra có nhiều đặc điểm giống bố mẹ là nhờ chức năng nào của DNA. 

b) Một đoạn DNA có chiều dài là 4080 Å, số nucleotide loại guamine (G) chiếm 20%. Tính số lượng từng loại nucleotide và số liên kết hydrogen trên đoạn gene đó.

Câu 2. 

a) Trình bày nội dung quy luật phân li. 

b) Ở đậu Hà Lan, allele A quy định tính trạng hạt trơn trội hoàn toàn so với allele a quy định tính trạng hạt nhăn. Ở thế hệ P, cho lai đậu hạt trơn thuần chủng với đậu hạt nhăn. Cho F1 tự giao phôi thu được F2.

- Viết sơ đồ lai từ P đến F2.

- Làm thế nào để xác định được đậu hạt trơn có thuần chủng hay không?

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

SINH HỌC 9 - KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

C

A

B

B

C

C

A

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3 điểm)

  1.  

- Chức năng của DNA: lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- Con sinh ra có nhiều đặc điểm giống bố mẹ là nhờ chức năng truyền đạt thông tin di truyền của phân tử DNA.

b) Tổng số nucleotide là Câu 7.Tên gọi đầy đủ của phân tử RNA là:deoxyribonucleic acidB. Phosphoric acidC. ribonucleic acidD. Nucleotide 

Số nucleotide từng loại là

G = C = N × 20% = 480.

A = T = (2400 - 480 × 2) / 2 = 720.

Số liên kết hydrogen là 2A + 3G = 2×720 + 3×480 = 2880.

Câu 2

(3 điểm)

a) Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền (cặp allele) quy định. Khi giảm phân hình thành giao tử, các allele trong cặp phân li đồng đều về các giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa mộ allele của cặp.

b) Quy ước: 

+ A: quy định tính trạng hạt trơn.

+ a: quy định tính trạng hạt nhăn.

Sơ đồ lai:

Ptc:       Hạt trơn (AA)     ×       Hạt nhăn (aa)

GP:          (A) (A)                          (a) (a)

F1:               100% Hạt trơn (Aa)

GF1:                           (A) (a)

                           ♂

A

a

A

AA

Aa

a

Aa

aa

F2

Kiểu gene: 1AA : 2Aa : 1aa.

Kiểu hình: 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn

* Để biết cây đậu hạt trơn có thuần chủng hay không ta dùng phép lai phân tích. 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 1 Sinh học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác