Đề thi cuối kì 1 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ Đề thi cuối kì 1 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Loại nucleotide có ở RNA và không có ở DNA là: 

A. Adenine. 

B. Thymine.         

C. Cytosine.

D. Uracil.

Câu 2. Dạng đột biến nào sau đây làm cho allele đột biến tăng 2 liên kết hydrogen?

A. Mất 2 cặp A - T.

B. Thêm 1 cặp G - C.

C. Thêm 1 cặp A - T.

D. Mất 1 cặp A - T.

Câu 3. Ở một sinh vật nhân thực, xét 6 phân tử DNA tái bản một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch polynucleotide mới lấy nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Hỏi mỗi phân tử DNA ban đầu đã tái bản mấy lần?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 4. Một mạch đơn của gene gồm 60A, 30 T, 120 G, 80 C tự sao một lần sẽ cần:

A. A=T=180;G=C=120.

B. A=T=120; G=C=180

C. A=T=90; G=C=200.

D. A=T=200; G=C=90.

Câu 5. Tính trạng trội biểu hiện ra kiểu hình khi

A. Có kiểu gene đồng hợp lặn hoặc dị hợp.

B. Có kiểu gene đồng hợp trội hoặc dị hợp.

C. Có kiểu gene đồng hợp trội.

D. Có kiểu gene đồng hợp lặn.

Câu 6. Quá trình tái bản DNA không có thành phần nào sau đây tham gia?

A. Các nucleotide tự do.

B. Enzyme ligase.

C. Amino acid.

D. DNA polymerase.

Câu 7. Nếu trên một mạch đơn của phân tử DNA có trật tự là: 

– A – T – G – C – A –

Trật tự của đoạn mạch bổ sung tại vị trí đó là

A. – T – A – C – G – T –.

B. – T – A – C – A – T –.

C. – A - T – G – C – A –.

D. – A – C – G – T – A –.

Câu 8. Ở sinh vật lưỡng bội, trong trường hợp một gene qui định một tính trạng, tính trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBBDd × AabbDd cho đời con có bao nhiêu loại kiểu hình?

A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 9.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Biết rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội không hoàn toàn. Trong phép lai Aa × Aa hãy xác định số loại kiểu gene và kiểu hình của đời con sẽ xuất hiện. Giải thích.

Câu 2 (3 điểm). Cho đoạn trình tự nucleotide ở mạch khuôn của gene như sau

-A-G-G-G-T-T-G-C-T-C-C-T-

a) Xác định trình tự nucleotide ở mạch bổ sung. 

b) Xác định trình tự nucleotide ở mRNA được phiên mã từ mạch khuôn này. Có bao nhiêu codon trong bản phiên mã của đoạn gene trên? 

c) Biết rằng các bộ ba mã hóa các amino acid như sau: GGA: glycine; UCC: serine; CAA: glutamine; CGA: arginine. Xác định trình tự amino acid được tạo thành sau dịch mã từ mạch khuôn trên.

Câu 3 (1 điểm). Người ta tổng hợp một mRNA từ một hỗn hợp nucleotide có tỉ lệ A: U: G: X = 4: 3: 2: 1. Nếu sự kết hợp trong quá trình tổng hợp là ngẫu nhiên thì tỷ lệ bộ ba mã có chứa nucleotide A là bao nhiêu?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

C

B

C

B

C

A

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(2 điểm)

 P                              Aa            ×           Aa

G:                           A, a                        A, a     

F1:                               AA; Aa; Aa; aa  

Trong trường hợp allele trội không hoàn toàn, khi có mặt cả allele trội (A) và allele lặn (a) trong kiểu gene Aa, chúng sẽ tạo ra một kiểu hình trung gian, thay vì chỉ thể hiện kiểu hình của allele trội hay lặn.

Do đó trong phép lai Aa × Aa, ta có 3 loại kiểu gene và 3 loại kiểu hình.

Câu 2

(2 điểm)

a) Hai mạch của gene liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C và ngược lại. Do đó:

Mạch khuôn:    -A-G-G-G-T-T-G-C-T-C-C-T- 

Mạch bổ sung: -T-C-C-C-A-A-C-G-A-G-G-A- 

b) - Trong quá trình phiên mã, trình tự nucleotide trên mạch khuôn của gene quy định trình tự ribonucleotide trên mạch RNA theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với C và C liên kết với G. Do đó:

Mạch khuôn: -A-G-G-G-T-T-G-C-T-C-C-T-

mRNA:         -U-C-C-C-A-A-C-G-A-G-G-A- 

- Mỗi codon có 3 nucleotide, mà đoạn mRNA trên có 12 nucleotide → Có 4 codon ở bản phiên mã của đoạn gene trên.

 

c) Xác định trình tự amino acid được tạo thành sau dịch mã từ mạch khuôn trên:

mRNA:                      -U-C-C-C-A-A-C-G-A-G-G-A- 

Chuỗi polypepetide: serine - glutamine - arginine - glycine

Câu 3

(1 điểm)

Tỷ lệ nu A trong hỗn hợp là 4/10

Tỉ lệ bộ ba có không chứa nu A là (6/10)3= 27/125

Vậy tỉ lệ bộ ba chứa nu A là: 1 - 27/125 = 98/125 = 78,4%

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, Đề thi cuối kì 1 Sinh học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác