Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 2

Trọn bộ Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9 KNTT: Đề tham khảo số 2 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Ở người nam bình thường, sự phát sinh giao tử sẽ cho ra các loại giao tử như thế nào về nhiễm sắc thể giới tính ?

A. 100% giao tử X. 

B. 100% giao tử Y.

C. 50% giao tử X và 50% giao tử Y. 

D. 25% giao tử X và 75% giao tử Y.

Câu 2. Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã

A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.

B. lai phân tích ruồi cái F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

C. lai phân tích ruồi đực F1 mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

D. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Câu 3. Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.

B. lưỡng bội ở trạng thái kép.

C. đơn bội ở trạng thái đơn.

D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 4. Trong tế bào 2n ở người, kí hiệu của cặp NST giới tính là

A. XX ở nữ và XY ở nam.

B. XX ở nam và XY ở nữ.

C. ở nữ và nam đều có cặp tương đồng XX.

D. ở nữ và nam đều có cặp không tương đồng XY.

Câu 5. Bằng chứng của sự liên kết gene là

A. hai gene không allele cùng tồn tại trong một giao tử.

B. hai gene trong đó mỗi gene liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.

C. hai gene không allele trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân.

D. hai cặp gene không allele cùng ảnh hưởng đến một tính trạng..

Câu 6. Loài nào sau đây không có cặp nhiễm sắc thể giới tính?

A. Ruồi giấm. 

B. Người. 

C. Đậu Hà Lan. 

D. Ong.

Câu 7. Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là

A. 2n = 62.

B. 2n = 64.

C. 2n = 63.

D. 2n = 126.

Câu 8. Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 25% quả vàng, nhăn : 50% quả vàng, trơn : 25% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn?

A. Ab/aB x Ab/aB.

B. Ab/aB x AB/ab.

C. Ab/aB x aB/ab.

D. Ab/aB x ab/ab.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). 

a) Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh vật. Cho ví dụ.

b) Ở người, tại sao khi bị đứt tay, sau một thời gian vết thương có thể lành lại?

Câu 2 (2 điểm). 

  1. Trình bày khái niệm di truyền liên kết?

  2. Vì sao hiện tượng di truyền liên kết lại hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

Câu 3 (1 điểm). Giải thích vì sao trong thực tế, tỉ lệ bé trai và bé gái sơ sinh xấp xỉ 1 : 1.

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (SINH HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

B

A

C

D

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Câu 1

(3 điểm)

a) Ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh vật

- Đối với cơ thể đa bào:

+ Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ví dụ: sự tăng trưởng kích thước của cây xanh, sự tăng trưởng khối lượng và chiều cao của động vật,..

+ Nguyên phân tạo ra các thế hệ tế bào có bộ NST giống nhau và giống với tế bào mẹ để thay thế tế bào già hoặc bị tổn thương, tái sinh các mô và cơ quan của cơ thể. Ví dụ: các vết thương trên da liền lại sau một thời gian, hiện tượng đuôi thằn lằn mọc lại sau khi bị đứt,…

- Đối với những loài nhân thực sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ chế sinh sản để sinh ra các thế hệ con cháu có vật chất di truyền giống tế bào mẹ. 

Ví dụ: Cây khoai tây được mọc lên từ củ, cây lá bỏng được mọc ra từ lá, cây dâu tây được mọc ra từ thân bò,…

b) Khi có tổn thương trên da, các tế bào da sẽ phân chia và nguyên phân để tái tạo các tế bào mới, giúp lành vết thương và duy trì tính chất bảo vệ của da.

Câu 2

(2 điểm)

a) Di truyền liên kết là hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân.

b) Di truyền liên kết hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp bởi vì các gene cùng nằm trên một NST có xu hướng chủ yếu là liên kết và phân li cùng nhau trong giảm phân hình thành giao tử.

Câu 3

(1 điểm)

Tỉ lệ con gái xấp xỉ 1:1 là do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y tạo ra tỉ lệ ngang nhau, tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau. Tuy nhiên, tỉ lệ này cần được bảo đảm với các điều kiện các hợp tử mang XX và XY có sức sống ngang nhau, số lượng cá thể thống kê phải đủ lớn.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Sinh học 9 Kết nối tri thức, Đề thi giữa kì 2 Sinh học 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác