Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 CTST: Đề tham khảo số 6
Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 CTST: Đề tham khảo số 6 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện
ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ĐỀ SỐ 6
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
A. Cơ năng.
B. Hóa năng .
C. Nhiệt năng.
D. Nhiệt lượng.
Câu 2: Trong hệ SI, công được đo bằng:
A. cal.
B. W.
C. J.
D. W/s.
Câu 3: Khi kéo một vật trượt lên trên mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là
A. Trọng lực.
B. Phản lực.
C. Lực ma sát.
D. Lực kéo.
Câu 4: Một vật khối lượng 2 kg có thế năng 4 J đối với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vật ở độ cao so với mặt đất là
A. 0,2 m.
B. 1 m.
C. 0,5 m.
D. 0,32 m.
Câu 5: 1W bằng:
A. 1 J.s
B. 1 J/s
C. 10 J.s
D. 10 J/s
Câu 6: Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J. Thời gian thắp sáng bóng đèn là
A. 1 s
B. 10 s
C. 100 s
D. 1000 s
Câu 7: Động năng là đại lượng
A. vô hướng, luôn dương.
B. vô hướng, có thể dương hoặc bằng 0.
C. vecto, luôn dương.
D. vecto, luôn dương hoặc bằng 0.
Câu 8: Năng lượng của vật có được khi vật nằm yên tại một độ cao nhất định so với mặt đất là:
A. Động năng.
B. Cơ năng.
C. Thế năng.
D. Hóa năng.
Câu 9: Một vật có khối lượng 1 tấn đang chuyển động với tốc độ 20 m/s thì động năng của nó bằng
A. 7200 J.
B. 200 J.
C. 200 kJ.
D. 72 kJ.
Câu 10: Cơ năng của một vật bằng
A.
B.
C.
D.
Câu 11: Khi một quả bóng được ném lên thì
A. động năng chuyển thành thế năng.
B. thế năng chuyển thành động năng.
C. động năng chuyển thành cơ năng.
D. cơ năng chuyển thành động năng.
Câu 12: Hiệu suất là tỉ số giữa:
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 13: Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
C. năng lượng hao phí càng lớn.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 14: Động lượng có đơn vị là:
A. N.m/s.
B. kg.m/s.
C. N.m.
D. N/s.
Câu 15: Một vật có khối lượng 0,5 kg chuyển động thẳng dọc theo trục tọa độ Ox với vận tốc 10 m/s. Động lượng của vật bằng
A. 9 kg.m/s.
B. 5 kg.m/s.
C. 10 kg.m/s.
D. 4,5 kg.m/s.
Câu 16: Chọn câu đúng nhất: Nội dung của định luật bảo toàn động lượng:
A. Động lượng của hệ kín thay đổi.
B. Động lượng toàn phần của hệ kín là một đại lượng bảo toàn.
C. Động lượng của một vật trong hệ không đổi.
D. Động lượng của mỗi vật trong hệ thay đổi.
Câu 17: Khi nào động lượng của hệ vật được bảo toàn?
A. Hệ kín.
B. Bất cứ khi nào.
C. Hệ vật chịu thêm tác dụng của ngoại lực.
D. Hệ vật vừa có ngoại lực và nội lực tác dụng.
Câu 18: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm
A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.
Câu 19: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với tốc độ 3 m/s tới va chạm đàn hồi xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s ngược chiều với quả thứ nhất. Xác định vận tốc của hai quả cầu sau va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu thứ nhất.
A.
B.
C.
D.
Câu 20: Công thức nào sau đây biểu diễn không đúng quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của một vật chuyển động tròn đều:
A.
B.
C.
D.
Câu 21: Chuyển động tròn đều có vecto
A. vận tốc cùng hướng với vecto gia tốc
B. vận tốc không đổi
C. gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo
D. gia tốc tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển độNg
Câu 22: Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm
A. Vuông góc với vectơ vận tốc
B. Cùng phương cùng chiều với vectơ vận tốc
C. Cùng phương ngược chiều với vectơ vận tốc
D. Có hướng không đổi
Câu 23: Gắn vật có khối lượng m vào dây, quay đều trong mặt phẳng thẳng đứng. Lực nào đã đóng vai trò lực hướng tâm?
A. Lực căng dây.
B. Trọng lực.
C. Hợp của lực căng dây và trọng lực.
D. Phản lực tác dụng lên vật.
Câu 24: Đơn vị của độ cứng là:
A. N.m.
B. N/m.
C. N.m2.
D. N/m2.
Câu 25: Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.
A. Xuất hiện khi vật bị biến dạng.
B. Luôn là lực kéo.
C. Tỉ lệ với độ biến dạng.
D. Ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.
Câu 26: Khi nói về đặc điểm của lực đàn hồi, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lực đàn hồi xuất hiện khi vật có tính đàn hồi bị biến dạng.
B. Trong giới hạn đàn hồi, khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn.
C. Lực đàn hồi có chiều cùng với chiều của lực gây biến dạng.
D. Lực đàn hồi luôn ngược chiều với chiều của lực gây biến dạng.
Câu 27: Áp suất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Áp lực và diện tích mặt bị ép .
B. Lực kéo và thể tích của vật.
C. Trọng lực và thể tích của vật.
D. Áp lực và chu vi của vật.
Câu 28: Có hai vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:
A. Thanh nghiêng về bên trái
B. Thanh nghiêng về bên vật phải
C. Thanh vẫn thăng bằng.
D. Nghiêng về phía thỏi được nhúng sâu hơn trong rượu
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Đạn khối lượng 2 kg bay theo phương ngang với vận tốc 300 m/s thì nổ làm hai mảnh có khối lượng bằng nhau mảnh 1 bay với vận tốc v1 = 300 m/s hợp với phương ban đầu của viên đạn góc 60°. Mảnh kia bay với vận tốc là ?
Bài 2: Một quả cầu khối lượng 500 gam được buộc vào đầu một sợi dây dài 50 cm rồi quay dây sao cho quả cầu chuyển động tròn đều trong mặt phẵng nằm ngang và sợi dây làm thành một góc 30 độ so với phương thẳng đứng. Lấy g = 10 m/s2 . Tính tốc độ góc, tốc độ dài của vật và sức căng của sợi dây.
Bài 3: Treo vật có khối lượng 500 g vào lò xo thì lò xo dãn ra 0,025 m, lấy g=10m/s2. Tìm độ cứng của lò xo?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2
MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
ĐỀ SỐ 6
I. TRẮC NGHIỆM
1. D | 2. C | 3. B | 4. A | 5. B |
6. B | 7. B | 8. C | 9. C | 10. B |
11. A | 12. D | 13. D | 14. B | 15. B |
16. B | 17. A | 18. A | 19. A | 20. A |
21. C | 22. A | 23. C | 24. B | 25. B |
26. C | 27. A | 28. B |
|
|
II. TỰ LUẬN
Bài 1 (1,5 điểm).

Các lực tác dụng lên vật được biểu diễn trên hình vẽ
Lực căng dây:
Bán kính quỹ đạo chuyển động:
Tốc độ dài, tốc độ góc
Bài 2 (1,0 điểm).
Bài 3 (0,5 điểm).
Khi ở vị trí cân bằng:
Thêm kiến thức môn học
Đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10
Bình luận