Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 CTST: Đề tham khảo số 11

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 CTST: Đề tham khảo số 11 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

  TRƯỜNG THPT…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

VẬT LÍ 10  CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 

Thời gian làm bài:  phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của năng lượng?

A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.

B. Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

C. Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, thành phần của hệ.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Khi đang hoạt động, sự chuyển hóa năng lượng của bàn là là

A. từ điện năng sang nhiệt năng.

B. từ điện năng sang cơ năng.

C. từ điện năng sang hóa năng.

D. từ điện năng sang quang năng.

Câu 3: Có những dạng năng lượng nào trong hình ảnh dưới đây:

Tech12h

A. Quang năng.

B. Cơ năng.

C. A và B đều đúng.

D. A và B đều sai.

Câu 4: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công suất:

A. J.s.

B. kg.m/s.

C. J.m.

D. W.

Câu 5: Một vật khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 9,8 m/s2. Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian 1,2 s là:

A. 230,5 W.

B. 250 W.

C. 180,5 W.

D. 115,25 W.

Câu 6: Tính công suất trung bình của một chiếc xe. Biết xe có khối lượng 1,5 tấn; bắt đầu chạy từ trạng thái đứng yên với gia tốc là 3,5 m/s2 trong thời gian 5 s. Công suất trung bình của xe bằng

A. 5,82.104 W.

B. 4,82.104 W.

C. 2,59.104 W.

D. 4,59.104 W.

Câu 7: Chọn phát biểu sai? Khi nói về đặc điểm của động năng.

A. Động năng là một đại lượng có hướng.

B. Giá trị của động năng được tính theo công thức Wđ =Tech12h

C. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật.

D. Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Câu 8: Động năng của một chiếc ô tô có khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ không đổi 54 km/h là:

A. 459 kJ.

B. 22,5 kJ.

C. 337,5 kJ.

D. 675 kJ.

Câu 9: Một vật yên nằm yên có thể có:

A. động năng.

B. thế năng.

C. động lượng.

D. vận tốc.

Câu 10: Một thác nước cao 30 m đổ xuống phía dưới 104 kg nước trong mỗi giây. Thế năng của nước bằng bao nhiêu, lấy g = 10 m/s2.

A. 2.106 J.

B. 3.106 J.

C. 4.106 J.

D. 5.106 J.

Câu 11: Cơ năng là đại lượng

A. vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.

B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.

C. vectơ cùng hướng với vectơ vận tốc.

D. vectơ, có thể âm, dương hoặc bằng không.

Câu 12: Hòn đá có khối lượng m = 50 g được ném thẳng đứng từ mặt đất lên trên với vận tốc v0= 20 m/s. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Thế năng bằng Tech12h động năng khi vật có độ cao:

A. 16 m.

B. 5 m.

C. 4 m.

D. 20 m.

Câu 13: Điền từ còn thiếu để hoàn thành khái niệm trong câu sau:

Đại lượng đặc trưng cho khả năng …(1)… của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là ...(2)….

A. (1) chuyển động; (2) động năng.

B. (1) chuyển động; (2) động lượng.

C. (1) truyền chuyển động; (2) động năng.

D. (1) truyền chuyển động; (2) động lượng.

Câu 14: Chọn câu sai:

A. Động lượng là một đại lượng vecto có hướng cùng với hướng của vecto vận tốc.

B. Động lượng không phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

C. Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó.

D. Đơn vị của động lượng là kg.m/s.

Câu 15: Một viên đạn 20 g bay với tốc độ 260 m/s. Độ lớn động lượng của nó là

A. 5200 kg.m/s.

B. 520 kg.m/s.

C. 52 kg.m/s.

D. 5,2 kg.m/s.

Câu 16: Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg; 3 m/s và 1,5 kg; 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là

A. 6 kg.m/s.

B. 0 kg.m/s.

C. 3 kg.m/s.

D. 4,5 kg.m/s.

Câu 17: Vecto động lượng là vecto

A. cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc.

B. có phương hợp với vecto vận tốc một góc α bất kỳ.

C. có phương vuông góc với vecto vận tốc.

D. cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc.

Câu 18: Một vật có khối lượng 1 kg rơi tự do với gia tốc 9,8 m/s2 từ trên cao xuống trong khoảng thời gian 0,5 s. Chọn chiều dương hướng thẳng đứng từ trên xuống. Khi đó, độ biến thiên động lượng có độ lớn là:

A. 50 kg.m/s.

B. 4,9 kg.m/s.

C. 10 kg.m/s.

D. 0,5 kg.m/s.

Câu 19: Một lực 50 N tác dụng vào vật khối lượng 0,1 kg ban đầu nằm yên thời gian tác dụng là 0,01 s. Xác định tốc độ của vật

A. 5 m/s.

B. 4 m/s.

C. 50 m/s.

D. 40 m/s.

Câu 20: Một xe chở cát khối lượng 38 kg đang chạy trên một đường nằm ngang không ma sát với tốc độ 1 m/s. Một vật nhỏ khối lượng 2 kg bay theo phương chuyển động của xe, cùng chiều với tốc độ 7 m/s (đối với mặt đất) đến chui vào cát và nằm yên trong đó. Tốc độ mới của xe là:

A. 1,3 m/s.

B. 0,5 m/s.

C. 0,6 m/s.

D. 0,7 m/s.

Câu 21: Chọn phát biểu đúng:

A. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn đó.

B. 1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng đường kính đường tròn đó.

C. 1 rad = 180o.π.

D. 1 rad ≈ 40o.

Câu 22: Một đường tròn có bán kính 0,5 m, chiều dài của cung tròn chắn bởi góc 90o là:

A. 0,52 m.

B. 0,78 m.

C. 1 m.

D. 1,5 m.

Câu 23: Một chiếc xe đạp chuyển động đều trên một đường tròn bán kính 100 m. Xe chạy một vòng hết 2 phút. Xác định gia tốc hướng tâm của xe:

A. aht= 0,27 m/s2.

B. aht= 0,72 m/s2.

C. aht= 2,7 m/s2.

D. aht= 0,0523 m/s2.

Câu 24: Một vệ tinh nhân tạo đang chuyển động tròn đều quanh trái đất ở độ cao h = R (R là bán kính trái đất) với vận tốc v. Chu kỳ của vệ tinh này là:

ATech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h

Câu 25: Hình vẽ là đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ dãn lò xo và lực tác dụng. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị:

Tech12h

A. Điểm A.

B. Điểm B.

C. Điểm C.

D. Điểm D.

Câu 26: Treo hai lò xo giống hệt nhau theo phương thẳng đứng. Sau đó, gắn vào 2 lần xo 2 vật m1 và m2 (m2 > m1) thì:

A. Lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1

B. Lò xo treo vật m1 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m2

C. Lò xo treo vật m1 dãn bằng lò xo treo vật m2

D. Không đủ dữ liệu để so sánh.

Câu 27: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn …(1)… với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là …(2)… (hệ số đàn hồi) của lò xo.

A. (1) tỉ lệ thuận; (2) độ cứng.

B. (1) tỉ lệ nghịch; (2) độ cứng.

C. (1) tỉ lệ thuận; (2) độ biến dạng.

D. (1) tỉ lệ nghịch; (2) độ biến dạng.

Câu 28: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ cứng của lò xo là:

A. 1,5 N/m.

B. 120 N/m.

C. 62,5 N/m.

D. 15 N/m.

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1: Một ô tô khối lượng m = 2 tấn lên dốc có độ nghiêng α = 30o so với phương ngang, vận tốc đều 10,8 km/h. Công suất của động cơ lúc là 60 kW. Tìm hệ số ma sát giữa ô tô và mặt đường.

Bài 2: Một vật không vận tốc đầu từ đỉnh của một mặt dốc có độ cao 20 m. Tới chân mặt dốc, vật có vận tốc 15 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trên mặt dốc này bằng bao nhiêu, biết khối lượng vật là 20 kg.

Bài 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………

 

 

%

 

BÀI LÀM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………….…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...……………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………

 


 

 

TRƯỜNG THPT ............................

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 

MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Đáp án đúng là D.

Năng lượng của một hệ bất kì có một số tính chất sau:

- Năng lượng là một đại lượng vô hướng.

- Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, thành phần của hệ.

- Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là jun (J).

- Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. Một calo là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1 g nước lên 1oC.

1 cal = 4,184 J

Câu 2: Đáp án đúng là: A

Khi đang hoạt động, bàn là chuyển năng lượng từ điện năng sang nhiệt năng để làm nóng và là phẳng quần áo.

Câu 3: Đáp án đúng là: C

Trong hình ảnh ta thấy có:

- Quang năng chuyển hóa thành điện năng thông qua pin quang điện.

- Cơ năng chuyển hóa thành điện năng thông qua cối xay gió.

Câu 4: Đáp án đúng là: D

Biểu thức xác định công suất: P=Tech12h

A: công của lực (J).

t: thời gian thực hiện công (s)

Đơn vị của công suất: J/s hay là W

Câu 5: Đáp án đúng là: D

Thời gian để vật rơi xuống đến đất làTech12h

Như vậy sau 1,2 s vật chưa chạm đất.

Công suất trung bình của trọng lực trong khoảng thời gian này bằng:

Tech12h

Câu 6: Đáp án đúng là: D

Áp dụng biểu thức xác định công suất:

Tech12h

Câu 7: Đáp án đúng là: A

Động năng của một vật là năng lượng mà vật có được do chuyển động, giá trị của động năng được tính theo công thức Wđ= Tech12h

Đặc điểm của động năng:

- Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và tốc độ chuyển động của vật.

- Động năng là một đại lượng vô hướng, không âm.

- Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Câu 8: Đáp án đúng là: C

Đổi đơn vị: v = 54 km/h = 15 m/s; m = 3 tấn = 3000 kg.

Động năng của ô tô tải bằng: Wđ = 0,5mv2 = 0,5.3000.152 = 337500 J = 337,5 kJ.

Câu 9: Đáp án đúng là: B

Một vật nằm yên có thể có thế năng. Động năng, động lượng hay vận tốc thì chỉ xuất hiện khi vật chuyển động.

Câu 10: Đáp án đúng là: B

Chọn gốc thế năng là mặt đất.

Thế năng của nước: Wt = mgh = 104.10.30 = 3000000 J = 3.106 J.

Câu 11: Đáp án đúng là: A

Cơ năng là đại lượng vô hướng, luôn dương hoặc bằng không.

Câu 12: Đáp án đúng là: C

Đổi đơn vị 50 g = 0,05 kg.

Cơ năng của vật: W = Wt + Wđ = 0 + 0,5.m.v2 = 0,5.0,05.202 = 10 J

Tại độ cao h, thế năng bằng Tech12h động năng

Tech12h

Tech12h

Câu 13: Đáp án đúng là: D

Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của vật này lên vật khác thông qua tương tác giữa chúng được gọi là động lượng.

Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.

Tech12h

Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là kg.m/s.

Câu 14: Đáp án đúng là: B

A, C, D - Đúng.

B – Động lượng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

Câu 15: Đáp án đúng là: D

Đổi đơn vị: 20 g = 0,02 kg.

Động lượng của viên đạn: p = m.v = 0,02.260 = 5,2 kg.m/s.

Câu 16: Đáp án đúng là: B

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật 1. Vecto động lượng của nhiều vật bằng tổng các vecto động lượng của các vật đó. Do đó: 

Tech12h

Hai vật chuyển động ngược hướng nên: p = m1.v1 – m2.v2= 1.3 – 1,5.2 = 0 kg.m/s.

Câu 17: Đáp án đúng là: D

Động lượng của một vật là đại lượng được đo bằng tích của khối lượng và vận tốc của vật.

Tech12h

Vecto động lượng có hướng cùng hướng với vecto vận tốc của vật.

Câu 18: Đáp án đúng là: B

Độ biến thiên động lượng:

∆p = F.Δt = P.Δt = m.g.Δt = 1.9,8.0,5 = 4,9 N.s = 4,9 kg.m/s

Câu 19: Đáp án đúng là: A

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe lúc đầu.

Dạng khác của định luật II New-ton:

Tech12h

Tech12h

Câu 20: Đáp án đúng là: A

Va chạm của hai vật là va chạm mềm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe chở cát lúc đầu.

Theo phương ngang không có lực nào tác dụng lên hệ nên ta coi hệ là hệ kín, khi đó động lượng của hệ bảo toàn, hay:

Tech12h

.

Câu 21: Đáp án đúng là: A

1 rad là số đo góc ở tâm một đường tròn chắn cung có độ dài bằng bán kính đường tròn đó.

Câu 22: Đáp án đúng là: B

Đổi 90o = Tech12h rad

Ta có: Tech12h

Câu 23: Đáp án đúng là: A

Xe chạy 1 vòng hết 2 phút, nên tốc độ góc của xe đạp:Tech12h

Gia tốc hướng tâm của xe đạp là: Tech12h

Câu 24: Đáp án đúng là: B

Tốc độ của vệ tinh là: Tech12h Tech12h

Câu 25: Đáp án đúng là: B

Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi. Tức là, ngoại lực tác dụng lên lò xo có độ lớn tăng dần thì độ dãn của lò xo cũng tăng; khi ngừng tác dụng lực, lò xo lấy lại chiều dài ban đầu. Trong khoảng giới hạn đàn hồi thì lực tác dụng tỉ lệ thuận với độ biến dạng, khi vượt quá giới hạn đàn hồi thì mối liên hệ này không còn là tỉ lệ thuận nữa.

Câu 26: Đáp án đúng là: A

Khi treo 2 vật vào lò xo, 2 lò xo chịu tác dụng của trọng lực. m2 > m1 nên P2> P1 vậy lò xo treo vật m2 dãn nhiều hơn lò xo treo vật m1.

Câu 27: Đáp án đúng là: A

Trong giới hạn đàn hồi, lò xo có độ dãn tỉ lệ thuận với lực tác dụng. Hệ số tỉ lệ đặc trưng cho mỗi lò xo và được gọi là độ cứng (hệ số đàn hồi) của lò xo.

Câu 28: Đáp án đúng là: C

Áp dụng Định luật Hooke: Tech12h

II. TỰ LUẬN (3 điểm)

Bài 1:

Tech12h

Phân tích các lực tác dụng lên vật và lựa chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật.

Vật chịu tác dụng của: trọng lực Tech12h ; lực tác dụng của mặt phẳng nghiêng lên vật  Tech12h; lực kéo  Tech12h và lực ma sát Tech12h 

Theo định luật II Newton:  Tech12h(1)

Chiếu lên trục Ox, ta có: Fk - Fms- Px= 0 (do vật chuyển động đều nên a = 0)

⇒ Fk= Px+ Fms= mg.sinα + µ.mg.cosα

Mặt khác, t lại có, công suất của động cơ là: Tech12h

Bài 2:

Chọn gốc thế năng tại chân dốc.

Cơ năng của vật tại đỉnh dốc là: W1 = mgh = 20.10.20 = 4000 J.

Cơ năng của vật tại chân dốc là: W2 = 0,5.m.v2 = 0,5.20.152 = 2250 J.

Công của lực ma sát: Ams = W2 – W1 = 2250 – 4000 = -1750 J.

Bài 3:

Ta có: Tech12h

∆l1 = l1– l0 = 24 – 20 = 4 cm = 0,04 m.

Tech12h

∆∆l2 = l2 – l0 = l2 - 0,2 = 0,08 m ⇒ l2= 0,2 + 0,08 = 0,28 m = 28 cm.


 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác