Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 CTST: Đề tham khảo số 10

Trọn bộ Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10 CTST: Đề tham khảo số 10 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

 

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

ĐỀ SỐ 10

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?

A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.

B. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.

C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.

D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.

Câu 2. Chọn phát biểu sai:

A. Công của lực cản là công do lực cản chuyển động của vật sinh ra.

B. Những lực có phương vuông góc với hướng dịch chuyển của vật thì không sinh công.

C. Khi một vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm không sinh công.

D. Khi một vật chuyển động có gia tốc, hợp lực tác dụng lên vật sinh công dương.

Câu 3. Chọn phát biểu sai? 

A. Hiệu suất cho biết tỉ lệ giữa công có ích và công toàn phần do máy sinh ra khi hoạt động. 

B. Hiệu suất được tính bằng hiệu số giữa công có ích và công toàn phần. 

C. Hiệu suất được tính bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần.

D. Hiệu suất có giá trị luôn nhỏ hơn 1.

Câu 4. Một máy bơm nước mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Khối lượng riêng của nước 1 kg/lít. Lấy g = 10m/s2. Nếu hiệu suất của máy bơm chỉ là 75 % thì công suất máy bơm bằng?

A. 1500 W.

B. 1200 W.

C. 1800 W.

D. 2000 W. 

Câu 5. Cơ năng của vật không thay đổi nếu vật chuyển động:

A. chuyển động thẳng đều.

B. chỉ dưới tác dụng của lực ma sát.

C. chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

D. chuyển động tròn đều.

Câu 6.  Chọn câu sai:

A. Công thức tính động năng: Tech12h

B. Đơn vị động năng là: kg.m/s2.

C. Đơn vị động năng là đơn vị công.

D. Đơn vị động năng là: W.s.

Câu 7. Từ độ cao 180 m người ta thả rơi một vật nặng không vận tốc ban đầu. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g=10m/s2. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Khi thế năng bằng động năng thì vật có độ cao h và vận tốc v. Giá trị Tech12h gần giá trị nào sau đây nhất?

A. 2,0.

B. 2,5.

C. 3,0.

D. 3,5.

Câu 8. Chọn câu phát biểu đúng nhất?

A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn. 

B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.

C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn. 

D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.

Câu 9. Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật?

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h

Câu 10. Động lượng của vật bảo toàn trong trường hợp nào sau đây? 

A. Vật đang chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang.

B. Vật đang chuyển động tròn đều. 

C. Vật đang chuyển động nhanh dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. 

D. Vật đang chuyển động chậm dần đều trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát.

Câu 11. Va chạm mềm

A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.

B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.

C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.

D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 12. Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wđ và W'đ. Biểu thức nào dưới đây là đúng?

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h

D. Tech12h.

Câu 13. Trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Ban đầu tăng sau đó giảm.

Câu 14. Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?

A. Động năng của hai vật như nhau.

B. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.

C. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.

D. Không đủ dữ kiện để so sánh.

Câu 15. Các công thức liên hệ giữa tốc độ góc ω với chu kỳ T và giữa tốc độ góc ω với tần số f trong chuyển động tròn đều là:

A. ω = 2π/T; ω = 2πf

B. ω = 2πT; ω = 2π/f.

C. ω = 2πT; ω = 2π/f

D. ω = 2π/T; ω = 2π/f

Câu 16.  Chuyển động tròn đều có

A. vectơ vận tốc không đổi.

B. tốc độ dài phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

C. tốc độ góc phụ thuộc vào bánh kính quỹ đạo.

D. gia tốc có độ lớn phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo.

Câu 17. Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai?

A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo.

B. Độ lớn của gia tốc a = Tech12h với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo.

C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc.

D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm.

Câu 18: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10 m/s2 và bán kính của Trái Đất bằng R = 6400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là

A. 2 giờ 48 phút.

B. 1 giờ 59 phút.

C. 3 giờ 57 phút.

D. 1 giờ 24 phút.

Câu 19. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:

A. Tech12h

B. Tech12h

C. Tech12h 

D. Tech12h.

Câu 20. Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là

A. để ô tô không bị văng về phía tâm khúc cua.
B. để lực hướng tâm cần thiết giữ ô tô chuyển động tròn không quá lớn.
C. để lái xe có thể quan sát xe đi ngược chiều.
D. để tăng lực ma sát nghỉ cực đại giữ ô tô không bị văng ra khỏi đường.

Câu 21. Lực nào sao đây có thể là lực hướng tâm?

A.Lực ma sát

B.Lực hấp dẫn

C.Lực đàn hồi

D.Cả 3 đáp án trên

Câu 22. Chọn đáp án đúng.

A. Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

B. Khi lò xo bị biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.

C. Khi lò xo bị biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ dãn.

D. Cả A, B và C.

Câu 23. Vật nào dưới đây biến dạng nén?

A. Dây cáp của cầu treo.

B. Thanh nối các toa xe lửa đang chạy.

C. Chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to.

D. Trụ cầu 

Câu 24. Tốc độ dài của một chất điểm của một chuyển động tròn đều sẽ thay đổi như thế nào nếu đông thời tăng tần số và bán kính quỹ đạo lên 2 lần? 

A. Tăng 4 lần

B. Giảm 4 lần

C. Tăng 2 lần 

D. Giảm 2 lần.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung định luật Húc

 

A. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật đàn hồi

B. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ nghịch với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi

C. Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ thuận với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi

D. Lực đàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng của vật đàn hồi

Câu 26. Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?

A. Trọng lực của một quả nặng

B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt

C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp

D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.

Câu 27. Lò xo nào sau đây có độ cứng lớn nhất?

A. Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị nén 4,5 cm.

B. Khi chịu tác dụng lực 2.103 N, lò xo bị dãn 4,5 cm.

C. Khi chịu tác dụng lực 1.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm.

D. Khi chịu tác dụng lực 3.103 N, lò xo bị dãn 5,5 cm.

Câu 28. Một vật tác dụng một lực vào một lò xo có đầu cố định và làm lò xo biến dạng. Trong giới hạn đàn hồi và lò xo đứng cân bằng. Điều nào dưới đây là không đúng?

A. Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn bằng lực tác dụng và chống lại sự biến dạng của lò xo.

B. Lực đàn hồi cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng.

C. Lực đàn hồi lớn hơn lực tác dụng và chống lại lực tác dụng.

D. Khi vật ngừng tác dụng lên lò xo thì lực đàn hồi của lò xo cũng mất đi.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1,0 điểm).Một khẩu súng đồ chơi có một lò xo dài 10 cm, lúc bị nén chỉ còn 4 cm thì có thể bắn thẳng đứng một viên đạn có khối lượng 30 g lên cao 6 m. Tìm độ cứng của lò xo.

 

Bài 2 (1,0 điểm). Một vệ tinh địa tĩnh (là vệ tĩnh có vị trí tương đối không đổi đối với một vị trí trên Trái Đất) chuyển động quanh Trái Đất với lực hướng tâm là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh (công thức được cho trong Bài 21.2). Biết gia tốc trọng trường tại mặt đất được tính theo biểu thức: Tech12h Với G = 6,67.10-11 N.kg-2.m2 là hằng số hấp dẫn, M và R lần lượt là khối lượng và bán kính Trái Đất. Lấy gia tốc trọng trường tại mặt đất bằng 9,8 m/s2 và bán kính Trái Đất khoảng 6,4.106 m. Tính:

a) bán kính quỹ đạo của vệ tinh.

b) tốc độ của vệ tinh trên quỹ đạo.

Bài 3 (1,0 điểm). 

Một vật khối lượng m =40kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μ=0,2. Vật bắt đầu được kéo đi bằng một lực F=100N theo phương nằm ngang, cho g = 9,8 m/s2. Tính gia tốc của vật và quãng đường đi được sau 10s

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÍ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC

ĐỀ SỐ 10

I. TRẮC NGHIỆM

1. D

2. D

3. B

4. D

5. C 

6. B

7. A

8. C

9. C

10. A

11. B

12. C

13. C

14. C

15. A

16. D

17. C

18. B

19. A

20. B

21. D

22. D

23. C

24. A

25. A

26. C

27. D

28. C

 

 

 

II. TỰ LUẬN

Bài 1 (1,0 điểm). 

Đạn chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi.

Cả hai lực này đều là nội lực của hệ vì thế cơ năng của nó được bảo toàn.

Tại vị trí nén, cơ năng của viên đạn chính là thế năng đàn hồi của lò xo. Tech12h

Tại vị trí cao nhất, cơ năng của viên đạn chính là thế năng trọng trường vì ở vị trí này động năng của viên đạn bằng không. Tech12h

Theo định luật bảo toàn cơ năng : Tech12h

Tech12h

Tech12h

Bài 2 (1,0 điểm). 

a) Chu kì của vệ tinh cũng là chu kì của Trái Đất:

Tech12h.

Suy ra: Tech12h.

b) Tech12h.

 

Bài 3 (1,0 điểm). 

Vật chịu tác dụng của 4 lực: Tech12h

Chọn hệ trục tạo độ Oxy vuông góc, Ox theo phương ngang, Oy theo phương thẳng đứng 

Áp dụng định luật II Newton ta có: Tech12h

Chiếu lên 2 trục, ta có: 

Tech12h 

Tech12h 

Tech12h 

Quãng đường vật đi trong 10s là: 

Tech12h

 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Vật lí 10 Chân trời sáng tạo, Đề thi cuối kì 2 Vật lí 10

Bình luận

Giải bài tập những môn khác