Đề thi cuối kì 2 Tin học 8 CTST: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 2 Tin học 8 CTST: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Chân trời sáng tạo gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Cấu trúc nào không phải cấu trúc điều khiển?

  • A. Cấu trúc lặp.
  • B. Cấu trúc rẽ nhánh.
  • C. Cấu trúc tuần tự.
  • D. Cấu trúc sắp xếp nổi bọt.

Câu 2. Cấu trúc rẽ nhánh có mấy loại?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 3. Lệnh này Lệnh này trong Scratch có ý nghĩa gì?

  • A. Phép cộng.
  • B. Phép trừ.
  • C. Phép chia lấy dư.
  • D. Phép làm tròn.

Câu 4. Đâu là hình ảnh của khối lệnh rẽ nhánh dạng thiếu trong Scratch?

 Đâu là hình ảnh của khối lệnh rẽ nhánh dạng thiếu trong Scratch?

Câu 5. Hãy chọn phương án ghép đúng . Với cấu trúc rẽ nhánh IF <điều kiện> THEN , câu lệnh đứng sau THEN được thực hiện khi:

  • A. điều kiện được tính toán xong.
  • B. điều kiện được tính toán và cho giá trị đúng.
  • C. điều kiện không tính được.
  • D. điều kiện được tính toán và cho giá trị sai.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sử dụng câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ?

  • A. Nếu a chia hết cho 2 thì a là số chẵn, ngược lại a là số lẻ.
  • C. Số a chia hết cho 2 thì a là số chẵn.
  • B. a là số chẵn khi a chia hết cho 2.
  • D. Điều kiện cần để a là số chẵn là a chia hết cho 2.

Câu 7. Đâu là hình ảnh của khối lệnh lặp với số lần biết trước trong Scratch?

 Đâu là hình ảnh của khối lệnh lặp với số lần biết trước trong Scratch?

Câu 8. Có mấy khối lệnh lặp thường dùng trong Scratch?

  • A. Có 2 khối.
  • B. Có 3 khối.
  • C. Có 4 khối.
  • D. Có 5 khối.

Câu 9. Số lần lặp trong cấu trúc lặp là:

  • A. Số thực.
  • B. Số thập phân.
  • C. Số tự nhiên.
  • D. Số nguyên dương.

Câu 10. Đâu là câu lệnh khởi tạo giá trị ban đầu cho biến i là 0?

  Đâu là câu lệnh khởi tạo giá trị ban đầu cho biến i là 0?

Câu 11. Cấu trúc lặp nào sau đây không được cho trước trong các nhóm lệnh của Scratch?

  • A. Lặp một khối lệnh với số lần định trước.
  • B. Lặp một khối lệnh vô hạn lần.
  • C.  Lặp với điều kiện được kiểm tra trước khi thực hiện khối lệnh.
  • D. Lặp với điều kiện được kiểm tra sau khi thực hiện khối lệnh.

Câu 12. Phát biểu “Nếu là ngày thứ Hai hoặc thứ Ba hoặc thứ Tư thì so_tien = 40000 × so_nguoi”. Đâu là khối lệnh tương ứng trong Scratch?

 Phát biểu “Nếu là ngày thứ Hai hoặc thứ Ba hoặc thứ Tư thì so_tien = 40000 × so_nguoi”. Đâu là khối lệnh tương ứng trong Scratch?

Câu 13. Lỗi chương trình có thể được phân thành mấy loại?

  • A. 2 loại.
  • B. 3 loại.
  • C. 4 loại.
  • D. 5 loại.

Câu 14. Lỗi cú pháp xảy ra là do đâu?

  • A. Do kết quả đưa ra sai.
  • B. Do các lệnh không có khớp nối.
  • C. Do viết chương trình sai cú pháp.
  • D. Do nguồn điện không ổn định.

Câu 15. Khi phát hiện lỗi, chúng ta không cần thực hiện những bước nào?

  • A. Xác định nguyên nhân gây ra lỗi.
  • B. Xác định câu lệnh, cấu trúc gây ra lỗi.
  • C. Sửa lỗi cho chương trình.
  • D. Khởi động phần mềm diệt virus.

Câu 16. Điền vào chỗ trống: Thực hiện chương trình với các ……… cụ thể là cách thường được sử dụng để phát hiện lỗi …… trong chương trình.

  • A. bộ dữ liệu/ logic.
  • B. phương pháp/ cú pháp.
  • C. bộ dữ liệu/ cú pháp.
  • D. phương pháp/logic.

Câu 17. Lỗi cũ pháp là gì?

  • A. Lỗi xảy ra trong trường hợp chương trình hoạt động nhưng đưa ra kết quả sai.
  • B. Là một vùng trong bộ nhớ, được đặt tên và được dùng để lưu trữ dữ liệu khi thực hiện chương trình.
  • C. Là đại lượng có giá trị không đổi trong quá trình thực hiện chương trình.
  • D. Là lỗi viết chương trình, câu lệnh sai cú pháp dẫn đến chương trình không hoạt động.

Câu 18. Mục đích của việc chạy thử chương trình là gì?

  • A. Gợi ý nội dung cho bài trình chiếu.
  • B. Nhằm phát hiện những tình huống bất thường (được gọi là lỗi) khi thực hiện chương trình.
  • C. Cung cấp công cụ đề chèn thêm văn bản, điều chỉnh độ sáng, tối, tương phản, làm mờ, sắc nét,…
  • D. Sự kết hợp của biến, hằng, dấu ngoặc, phép toán và các hàm để trả lại giá trị thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.

Câu 19. Đâu là công việc của người phát triển phần mềm?

  • A. Biên tập nội dung.
  • B. Khảo sát, phân tích, thiết kế, lập trình.
  • C. Viết kịch bản cho chương trình máy tính.
  • D. Kiểm tra sản phẩm sau khi đưa vào chạy thử.

Câu 20. Đâu là lập trình viên nữ đầu tiên trên thế giới?

  • A. Blaise Pascal.
  • B. Alan Turing.
  • C. Ada Lovelace.
  • D. Marie Curie.

Câu 21. Đâu không phải là ngành nghề thuộc lĩnh vực Tin học?

  • A. Sửa chữa máy tính.
  • B. Chế tạo máy tính.
  • C. Phát triển phần mềm.
  • D. Quản trị hệ thống máy tính.

Câu 22. Đâu là ứng dụng dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay?

  • A. Zoom.
  • B. Chrome.
  • C. Cốc Cốc.
  • D. PowerPoint.

Câu 23. Đâu không phải là vai trò của môn Tin học là gì?

  • A. Sử dụng được các thiết bị số và phần mềm cơ bản thông dụng một cách có đạo đức, văn hóa và tuân thủ pháp luật.
  • B. Sử dụng và áp dụng được máy tính để giải quyết vấn đề thực tế.
  • C. Phát hiện tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính một cách hiệu quả và sáng tạo.
  • D. Nắm rõ hơn các kiến thức về những bài thơ, bài văn, văn bản, truyện,…

Câu 24. Đâu không phải là hậu quả của bất bình đẳng giới trong sử dụng máy tính và ứng dụng tin học?

  • A.  Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực công nghệ.
  • B. Phụ nữ và trẻ em gái không có cơ hội sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống.
  • C. Phụ nữ và trẻ em gái không theo kịp sự phát triển của xã hội.
  • D. Các vụ chiến tranh, khủng bố, cướp bóc máy tính, thông tin trong trường học.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Tạo chương trình Scratch so sánh chiều cao của hai bạn Sơn và Phong, biết biến a là chiều cao của bạn Sơn, biến b là chiều cao của bạn Phong. Viết chương trình sử dụng cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ và thực hiện chương trình với dữ liệu dưới đây và ghi kết quả vào giấy kiểm tra.

Trường hợpChiều cao của SơnChiều cao của PhongKết quả
1170 cm167 cm?
2175 cm180 cm?
3172 cm172 cm?

Câu 2. (1,0 điểm) Hiện nay, tỉ lệ nữ lập trình ở nước ta vẫn còn rất thấp. Theo em, tại sao phải thúc đẩy nữ giới tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực Tin học? Đề xuất một số giải pháp để khuyến khích các bạn học sinh nữ lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực Tin học trong tương lai.

Hướng dẫn trả lời:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.   

123456789101112
DBDCBAAADBDC
131415161718192021222324
ACDADDBCBADD

 

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu 1:

 Câu 1:

Trường hợpChiều cao của SơnChiều cao của PhongKết quả
1170 cm167 cmSơn cao hơn Phong
2175 cm180 cmSơn thấp hơn Phong
3172 cm172 cmSơn cao bằng Phong

 

Câu 2:

- Phải thúc đẩy nữ giới tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực Tin học vì nữ giới có một số lợi thế khi tham gia lĩnh vực tin học. Ngoài ra, việc tin học phổ biến trong đời sống, xã hội là kĩ năng cần thiết với nữ giới trong thời đại ngày nay. - Phải thúc đẩy nữ giới tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực Tin học vì nữ giới có một số lợi thế khi tham gia lĩnh vực tin học. Ngoài ra, việc tin học phổ biến trong đời sống, xã hội là kĩ năng cần thiết với nữ giới trong thời đại ngày nay.

- Giải pháp để khuyến khích các bạn học sinh nữ lựa chọn nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực Tin học trong tương lai: 

+ Nhà nước đề ra một số chính sách khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực Tin học. 

+ Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ trong xã hội. 

+ Có cơ chế tuyển dụng phụ nữ làm trong lĩnh vực Tin học. 

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Tin học 8 Chân trời sáng tạo, trọn bộ đề thi Tin học 8 chân trời, đề thi cuối kì 2 Tin học 8 CTST: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác