Dễ hiểu giải Sinh học 12 Cánh diều bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Giải dễ hiểu bài 20: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Sinh học 12 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 20. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Mở đầu: Nêu một số ví dụ về sự tác động của nhiệt độ, ánh sáng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Sự tác động của các yếu tố nêu trên tuân theo những quy luật nào?

Giải nhanh:

- Ví dụ: Ánh sáng phân tầng tán cây trong rừng nhiệt đới.

- Sự tác động của các yếu tố này tuân theo quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA SINH VẬT

Câu 1: Kể tên một số loài sinh vật và cho biết môi trường sống tương ứng của chúng.

Giải nhanh:

- Cá sống trong nước.

- Giun đất sống trong đất.

- Chim sống trên cạn.

II. CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Câu 1: 

- Phân biệt nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

- Vì sao nói con người là nhân tố có tác động mạnh nhất đến đời sống sinh vật?

Giải nhanh:

- Nhân tố vô sinh là nhân tố vật lí, hóa học, thổ nhưỡng của môi trường; còn nhân tố hữu sinh là các yếu tố sinh học của môi trường.

- Con người là nhân tố có tác động mạnh nhất đến đời sống sinh vật vì con người có thể tác động và làm biến đổi môi trường một cách mạnh mẽ, từ đó gây ảnh hưởng tới các sinh vật.

Câu 2: Quan sát hình 20.1, nhận xét hoạt động sống của sinh vật trong khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu.

BÀI 20. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Giải nhanh:

Sinh vật phát triển mạnh trong khoảng thuận lợi và hạn chế hoạt động sống trong khoảng chống chịu.

Câu 3: Lấy một ví dụ chứng minh sự tác động tổng hợp của các nhân tố sinh thái lên sinh vật.

Giải nhanh:

- Muốn cây trồng phát triển tốt cần cung cấp đủ nước và khoáng, tạo môi trường sống thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,...

Câu 4: Lấy ví dụ về sự tác động không đồng đều của nhân tố sinh thái.

Giải nhanh:

100% trứng của rùa biển Chelonia mydas nở thành con đực khi ấp ở 27,6°C và khi ấp ở nhiệt độ 30,6°C thì 100% trứng nở thành rùa cái.

Câu 5: Nêu ví dụ về sự tác động của ánh sáng đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện ánh sáng khác nhau.

Giải nhanh:

Cây bạch đàn là cây ưa sáng, vì vậy chúng có lá nhỏ, phiến lá dày và cứng, mô giậu phát triển, mô dẫn phát triển mạnh, lá xếp nghiêng so với mặt đất.

Câu 6: Nêu ví dụ về sự tác động của nhiệt độ đến sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

Giải nhanh:

Dơi hoạt động chủ yếu vào ban đêm, chúng có cơ quan thị giác bị tiêu giảm, nhường chỗ cho cơ quan xúc giác, khứu giác, thính giác.

Luyện tập: Quan sát hình 20.2 và cho biết khoảng chống chịu, khoảng thuận lợi và điểm tới hạn về nhiệt độ đối với sự sinh trưởng của cây ngô (Zea mays).

BÀI 20. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Giải nhanh:

- Khoảng chống chịu: dưới 15oC và trên 35oC.

- Khoảng thuận lợi: 15 - 35oC.

Câu 7: Nêu ví dụ cho thấy sự phát triển của sinh vật có thể tác động làm thay đổi môi trường sống của chúng.

Giải nhanh:

Giun đất sống sâu trong lòng đất giúp đất tới xốp và tăng độ phì nhiêu cho đất. 

III. NHỊP SINH HỌC

Câu 1: Nêu thêm ví dụ về nhịp sinh học ở sinh vật.

Giải nhanh:

Dơi, cú mèo thường kiếm ăn vào ban đêm và nghỉ ngơi vào ban ngày.

Câu 2: Lấy thêm ví dụ chứng minh nhịp sinh học chính là sự thích nghi của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Giải nhanh:

Ở người, nhịp sinh học điển hình là nhịp ngày đêm: con người thường thức, thực hiện các hoạt động vào ban ngày và thường ngủ vào ban đêm. Khi trời tối, đồng hồ sinh học của cơ thể báo hiệu cho các tế bào hoạt động chậm lại. Cơ thể sản sinh melatonin có tác dụng gây buồn ngủ, nồng độ melatonin đạt giá trị cao nhất vào khoảng 2 - 4 giờ sáng, sau đó giảm xuống thấp nhất vào 7 giờ 30 phút sáng. Khi trời sáng, con người tỉnh táo và lại bắt đầu các hoạt động.

Luyện tập: Quan sát hình 20.4 và cho biết khoảng thời gian làm việc, tập thể

dục hiệu quả nhất trong ngày.

BÀI 20. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

Giải nhanh:

- Thời gian làm việc hiệu quả nhất: 10 - 17h 

- Thời gian tập thể dục hiệu quả nhất: 17h.

Vận dụng: Người nông dân muốn bắt sâu hại rau thì nên thực hiện vào thời gian nào trong ngày? Giải thích.

Giải nhanh:

Nông dân nên bắt sâu hại rau từ chiều tối đến sáng sớm, khi nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi cho sâu hoạt động.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác