Dễ hiểu giải Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 28 Địa đạo Củ Chi
Giải dễ hiểu bài 28 Địa đạo Củ Chi. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 28. ĐỊA ĐẠO CỦ CHI
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, quân và dân Củ Chi đã đào hệ thống đường hầm ngầm trong lòng đất. Theo em, hệ thống đường hầm ngầm tronng Địa đạo Củ Chi được đào để làm gì? Công trình này gắn liền với những câu chuyện lịch sử nào?
Đáp án:
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp(1945-1954), các chiến sĩ cách mạng ẩn náu dưới những căn hầm bí mật trong vùng địch hậu, được nhân dân che chở, bảo vệ. Hầm bí mật cấu tạo theo nhiều cách, nhưng chủ yếu là trong lòng đất, chỉ có một miệng lên xuống vừa lọt vai người và có lỗ thông hơi để thở. Khi đóng nắp miệng hầm lại, kẻ địch đi trên mặt đất khó phát hiện được căn hầm. Người cán bộ sống trong vùng địch, ban ngày náu mình dưới hầm bí mật, ban đêm mới lên khỏi mặt đất, đi hoạt động.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Công trình gắn với thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
KHÁM PHÁ
1. Vị trí địa lí và cấu trúc của địa đạo
Câu 1: Quan sát lược đồ hình 1, em hãy xác định vị trí địa lí của Địa đạo Củ Chi.
Giải nhanh:
Nằm sâu dưới lòng đất khoảng 3- 10m dài khoảng 250km. thuộc huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát các hình 2,3, em hãy:
- Kể tên một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.
- Mô tả một công trình mà em ấn tượng nhất.
Giải nhanh:
- Địa đạo Bến Dược (Căn cứ Quân khu Sài Gòn - Gia Định (Khu A), Căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định (Khu B) và Địa đạo Bến Đình (Căn cứ Huyện ủy Củ Chi).
- Địa đạo em yêu thích nhất là địa đạo Bến Đình gồm 3 tầng, từ đường chính tỏa ra các nhánh dài thông với nhau. Đường lên xuống các tầng hầm được bố trí bằng các nắp hầm bí mật.
2. CHUYỆN VỀ ĐỊA ĐAỌ CỦ CHI
Câu hỏi: Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy kể lại một câu chuyện về Địa đạo Củ Chi. Nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện đó.
Đáp án:
Sự tồn tại của căn cứ Củ Chi chính là nỗi ám ảnh khiếp sợ của kẻ địch. Xác định “Củ Chi còn, Sài Gòn mất” nên từ những năm 1966-1969, Mỹ đã thực hiện nhiều trận càn quét, dội bom, rải chất độc hòng phá hủy thành trì vững chắc, “cho Việt Cộng không còn đất sống”. Những trận càn với tên gọi “Cái bẫy” (1966), “Bóc vỏ trái đất” (1967)… Mỹ liên tiếp dội hàng ngàn tấn bom, hóa chất các loại xuống Củ Chi (tính trung bình mỗi mét vuông đất Củ Chi chứa 3kg mảnh bom pháo, 100,24 gram chất hóa học, nhiều nhất là dioxin). Nhưng với tinh thần đấu tranh “Một tấc không đi, một ly không rời” cùng lối đánh giặc mưu mẹo, sáng tạo, du kích và nhân dân Củ Chi đã đập tan mọi âm mưu của bè lũ bán nước, xâm lược.Chính nhờ sự chở che, đùm bọc của đồng bào, du kích và quân dân Củ Chi đã làm nên những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, đưa non sông nối liền một dải.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Lập và hoàn thiện bảng về một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ chi ( theo gợi ý dưới đây).
Đáp án:
Tên công trình | Chức năng |
Hệ thống hầm ngầm | - Các hầm ngầm được dùng để: nghỉ ngơi; cứu thương; dự trữ vũ khí, lương thực; nơi họp bàn của bộ chỉ huy,… |
Bếp Hoàng Cầm | - Làm tan hoặc loãng khói bếp khi nấu ăn nhằm tránh bị kẻ địch phát hiện. |
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về Địa đạo Củ Chi.
Đáp án:
Địa đạo Củ Chi là một kỳ quan về nghệ thuật quân sự độc đáo của Việt Nam, thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của con người vùng “đất thép,” một trong những biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Kiến trúc địa đạo mang tính kế thừa và có giá trị về nhiều mặt, đặc biệt là về mặt nghệ thuật quân sự, chiến tranh nhân dân, với những sáng tạo kiệt xuất, đã phát triển đến đỉnh cao trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, mà cả thế giới phải ghi nhận.
Hiện nay, tại Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi là nơi giáo dục truyền thống cách mạng, chủ nghĩa yêu nước, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tri ân công ơn to lớn của các anh hùng, liệt sỹ, đã chiến đấu, hy sinh trên vùng đất Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 KNTT
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 1 KNTT
Giải tiếng việt 4 tập 2 KNTT
Giải toán 4 KNTT
Giải toán 4 tập 1 KNTT
Giải toán 4 tập 2 KNTT
Giải đạo đức 4 KNTT
Giải lịch sử và địa lí 4 KNTT
Giải khoa học 4 KNTT
Giải công nghệ 4 KNTT
Giải tin học 4 KNTT
Giải âm nhạc 4 KNTT
Giải mĩ thuật 4 KNTT
Giải HĐTN 4 KNTT
Giải sgk lớp 4 CTST
Giải tiếng việt 4 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 1 CTST
Giải tiếng việt 4 tập 2 CTST
Tuyển tập văn mẫu lớp 4 CTST
Giải toán 4 CTST
Giải toán 4 tập 1 CTST
Giải toán 4 tập 2 CTST
Giải đạo đức 4 CTST
Giải khoa học 4 CTST
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST
Giải công nghệ 4 CTST
Giải tin học 4 CTST
Giải âm nhạc 4 CTST
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 1
Giải mĩ thuật 4 CTST bản 2
Giải HĐTN 4 CTST bản 1
Giải HĐTN 4 CTST bản 2
Bình luận