Dễ hiểu giải Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 26 Một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Giải dễ hiểu bài 26 Một số nét văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về cuộc sống của người dân Nam Bộ. Vì sao vùng đất này được mệnh danh là “Thành đồng Tổ quốc”?

Đáp án:

Cuộc sống người dân Nam Bộ gắn liền với các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Vùng đất này được mệnh danh là" Thành đồng tổ quốc" do: “Thành đồng Tổ quốc” là danh hiệu bất tử mà Bác Hồ đã trao cho quân và dân Nam bộ, để tôn vinh sứ mệnh thiêng liêng; một mặt trận mở đầu cho cuộc trường kỳ kháng chiến của toàn dân tộc Việt Nam, thể hiện tinh thần dũng cảm chiến đấu, với khí phách hiên ngang của quân và dân Nam bộ đánh tan âm mưu của thực dân Pháp khi quay lại xâm chiếm nước ta một lần nữa…

KHÁM PHÁ

1. MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA TIÊU BIỂU CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1 đến 4, em hãy:


BÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘBÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘBÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ

Đáp án:

- Một số nét nổi bật văn hóa của người dân: Nhà ở có nhiều loại khác nhau như ở vùng sông nước phổ biến kiểu nhà nổi, nhà sàn, các mệt vườn chủ yếu nhà lợp bằng lá. Chợ nổi là một phần văn hóa của người dân Nam Bộ và các loại hình vận tải bằng đường sông diễn ra tấp nập. Trang phục phổ biến là áo bà ba và khăn rằn.

- Sự chung sống hài hòa với thiên nhiên thể hiện ở chỗ người dân tận dụng địa hình sông ngòi để xây dựng nhà nổi, đi lại bằng tàu, ghe.

2. TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5,6, em hãy kể lại câu chuyện về một nhân vật lịch sử tiêu biểu cho truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân Nam Bộ

BÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘBÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ

Đáp án:

Khi Pháp nổ súng xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Trung Trực tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định (sinh năm 1820, người tỉnh Quảng Ngãi, thủ lĩnh kháng Pháp từ năm 1859 đến năm 1864, tuẫn tiết vào năm 44 tuổi tại Gò Công khi bị quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp với sự chỉ điểm của kẻ phản bội Huỳnh Công Tấn). Tháng 6/1867, Pháp đánh chiếm Hà Tiên, Nguyễn Trung Trực bám thủ ở Hòn Chông (nay thuộc huyện Kiên Lương, Kiên Giang) và rồi chuyển quân về hoạt động tại vùng Tà Niên. Được sự ủng hộ hết lòng của dân trong vùng, ngày 16/6/1868, Nguyễn Trung Trực thống lãnh nghĩa binh đánh chiếm đồn Rạch Giá, làm chủ tỉnh lị này trong 6 ngày và sau đó bị Pháp bắt ở Phú Quốc, giam giữ tại khám đường Sài Gòn và xử chém cùng 6 nghĩa binh kiên trung khác tại Rạch Giá vào ngày 13/10/1868.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy hoàn thiện bảng mô tả (theo gọi ý dưới dây) về một số nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào Nam Bộ.  
BÀI 26. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ VÀ TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC, CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG BÀO NAM BỘ

Giải nhanh:

xây dựng trên mặt sông, miệt vườn xây bằng lá

tiến hành buôn bán trên mặt sông

Ghe, xuồng là phương tiện vận tải chủ yếu

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn( khoảng 4-5 câu) bày tỏ cảm nghĩ về truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ.

Giải nhanh:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã được chứng minh qua lịch sử. Ở bất cứ thời đại nào, khi tổ quốc bị xâm lăng, luôn có những người đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại độc lập, chủ quyền cho đất nước. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn ý thức giữ gìn và phát huy tinh thần yêu nước - một truyền thống quý giá và tốt đẹp.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Liên hệ và cho biết điểm giống hoặc khác nhau trong đời sống văn hóa của người dân

Đáp án:

- Làng Việt Bắc Bộ thường bố trí theo ba hình thái: lối co cụm, từng khối, hoặc dọc theo ven sông hay ở men theo hai bờ sông trong đó tổ chức theo lối co cụm là phổ biến.Chính cách tổ chức làng như vậy đã tạo nên những ốc đảo, khu vực không gian cư trú riêng của mỗi làng. Và từ đặc điểm cư trú đó kéo theo hoạt động kinh tế khá khép kín, khác biệt văn hóa làng tại đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

- Đối với làng Việt Nam Bộ có các hình thái cư trú ven sông rạch, hình thái cư trú dọc kênh đào, hình thái cư trú tập trung nhưng lại cư trú trên diện rộng. Nói một cách khác, làng Nam Bộ được phân bố theo dạng kéo dài, “dọc tia tỏa tuyến”, lấy kênh mương hay đường giao thông làm trục. Làng Nam Bộ kéo dài nên không có lũy tre bao quanh, không thành một quần thể khu biệt với các làng khác như làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Và do cư trú trong không gian mở với ưu đãi của thiên nhiên nên làng Việt Nam Bộ dễ biến đổi dân số hơn đồng thời người dân không có thói quen tích trữ, phòng cơ mà luôn gắn bó với thị trường, tạo nên nền kinh tế hàng hóa. Người Nam Bộ yêu thích buôn bán, họ mở rộng giao lưu với tất cả các vùng, trở thành đầu mối giao dịch với các nơi trên thế giới. Sự phát triển kinh tế hàng hóa tạo cho làng Việt Nam Bộ một diện mạo năng động. Đặc trưng này cùng với tính chất không khép kín khiến người nông dân trên đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện vươn ra những chân trời mới, rộng mở mà không bị bó buộc trong lũy tre làng như người dân Bắc Bộ.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác