Dễ hiểu giải Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối bài 18 Cố đô Huế

Giải dễ hiểu bài 18 Cố đô Huế. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 18. CỐ ĐÔ HUẾ

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá thế giới đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Hãy chia sẻ những điều em biết về di sản này.

BÀI 18. CỐ ĐÔ HUẾ

Đáp án:

Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể kiến trúc cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa; nay thuộc phạm vi thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

KHÁM PHÁ

1. VẺ ĐẸP CỦA CỐ ĐÔ HUẾ

Câu 1: Quan sát lược đồ hình 2, em hãy xác định vị trí địa lí của Cố đô Huế.

BÀI 18. CỐ ĐÔ HUẾ

Giải nhanh:

Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu 2: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 3 đến 5, em hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế.

BÀI 18. CỐ ĐÔ HUẾBÀI 18. CỐ ĐÔ HUẾ

Giải nhanh:

Cảnh quan thiên nhiên Cố đô Huế được tô điểm bởi sông Hương uốn lượn quanh kinh thành và Núi Ngự Bình với vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, cùng tiếng reo của thông và chim hót suốt bốn mùa.

2. KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ CỐ ĐÔ HUẾ

Câu 1: Đọc thông tin, hãy cho biết Kinh thành Huế được xây dựng vào triều đại nào?

Giải nhanh:

Kinh thành Huế được xây dựng từ đời nhà Nguyễn, nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc

Câu 2: Hãy kể một câu chuyện lịch sử có liên quan đến Cố đô Huế mà em yêu thích. 

Đáp án:

- Câu chuyện lịch sử:

Đêm mồng 4 rạng sáng 5 - 7 - 1885, Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế. Quân Pháp ban đầu bị bất ngờ nhưng sau đó với sức mạnh từ vũ khí và lực lượng, cuộc phản công của Tôn Thất Thuyết bị thất bại, ông phải đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Dụ Cần vương” - kêu gọi người dân đứng lên giúp vua, cứu nước. Đây là sự mở đầu cho phong trào Cần vương, thể hiện rõ ý chí, tỉnh thần yêu nước, chiến đấu đến cùng vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

3. BẢO TỒN VÀ GIỮ GÌN GIÁ TRỊ CỐ ĐÔ HUẾ

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 7, em hãy cho biết cần làm gì để bảo tồn và giữ gìn giá trị của Cố đô Huế?

Giải nhanh:

Cần nhiều hoạt động tu bổ, phục dựng các di tích, cũng như tuyên truyền về những giá trị văn hóa tốt đẹp được tiến hành thường xuyên.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Vì sao Cố đô Huế là nơi thu hút nhiều khách du lịch?

Giải nhanh:

- Có rất nhiều địa điểm thăm quan du lịch

- Chứa đựng nhiều văn hóa, lịch sử khác nhau

- Con người nơi đây thân thiện và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc vùng miền

- Có nhiều đồ ăn ngon, hấp dẫn du khách

- Giá cả phải chăng

Câu 2: Hoàn thiện những nội dung (theo gợi ý dưới đây) vào vở những việc nên làm hoặc không nên làm để bảo tồn và phát huy giá trị của Cố đô Huế

Giải nhanh:

Việc nên làm

Việc không nên làm

- Thực hiện nội quy khi tham quan 

- Tuyên truyền, phát huy vẻ đẹp Cố đô Huế

- Có ý thức giữ trật tự nơi đông người

- Vứt rác bừa bãi

-   Không chen lấn, xô đẩy nhau

- Nói tục, chửi bậy

- Ăn mặc hở hang quá mức

VẬN DỤNG

Câu 1: Thiết kế một tấm áp phích nhằm tuyên truyền mọi người bảo vệ di tích Cố đô Huế.

Giải nhanh:

Học sinh tự sáng tạo

Câu 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu về một cảnh quan thiên nhiên hoặc một di tích trong Quần thể di tích Cố đô Huế.

Đáp án:

Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945. Với những giá trị mang tính toàn cầu của mình, quần thể di tích Cố đô Huế trở thành di sản văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO ghi tên vào danh mục Di sản thế giới năm 1993. 

Từ năm 1802 đến 1945, Huế là kinh đô của nước Việt Nam thống nhất dưới sự trị vì của 13 đời vua nhà Nguyễn. Đây cũng là nơi hình thành các công trình kiến trúc lịch sử văn hóa có giá trị, có thể kể đến như ở phía bờ Bắc của con sông Hương là hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn gồm ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử Cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây, được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ thú với nhiều yếu tố biểu tượng sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn Bộc Thanh... Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Xuyên suốt cả ba tòa thành, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế như: Nghinh Lương Ðình, Phu Văn Lâu, Kỳ Ðài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành... Hai bên đường Thần đạo này là hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ, chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên. 

Xa xa về phía Tây của Kinh thành nhưng cũng nằm hai bên bờ sông Hương, lăng tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh vật hóa. Kiến trúc lăng tẩm ở đây mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam,  phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ nhân đang yên nghỉ. Ngoài ra, những địa danh tô điểm thêm nét đẹp của quần thể di tích Cố đô Huế có thể kể đến là: Sông Hương, Núi Ngự, Chùa Thiên Mụ, Bạch Mã, Lăng Cô, Thuận An... 

Năm 1993, UNESCO khi quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại, đã khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế. Theo đó, quần thể di tích Cố đô Huế tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, là những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng, có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc. Cố đô Huế cũng là một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng, có sự kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng và tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn và các danh nhân lịch sử.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác