Dễ hiểu giải lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Giải dễ hiểu bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 19. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427)

1. Những ngày đầu của cuộc kháng chiến (1418 - 1423)

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 19.1, 19.2, hãy trình bày những sự kiện tiêu biểu trong thời kì đầu của cuộc khởi nghĩa.

BÀI 19. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427)BÀI 19. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427)

Giải nhanh:

+ Năm 1418, Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bốn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) và tự xưng là Bình Định Vương. 

+ Giữa năm 1418, Lê Lai đã cải trang giả làm Lê Lợi, cùng toán quân cảm từ hi sinh. Quân Minh lầm tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

+ Giữa năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, tạo điều kiện cho nghĩa quân khôi phục và củng cố lực lượng.

2. Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa (1424 - 1425)

Câu 1: Đọc thông tin, hãy trình bày hoạt động của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trong những năm 1424– 1425.

Giải nhanh:

+ Cuối năm 1424, Nguyễn Chích chuyển quân vào Nghệ An.

+ Lê Lợi dẫn quân tiến vào miền Tây Nghệ An. Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ phần lớn Nghệ An

+ Tháng 8-1425, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân và Thuận Hoá 

+ Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. 

3. Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426 - 1427)

Câu 1: Đọc thông tin và quan sát lược đồ hình 19, hãy trình bày một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (1426-1427).

BÀI 19. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418- 1427)

Giải nhanh:

+ Tháng 9-1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến công ra Bắc 

+ Cuối năm 1426, tướng Vương Thông phải tháo chạy về thành Đông Quan 

+ Tháng 10-1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy chia làm hai đường tiến vào Đại Việt. 

+ Ngày 10-12-1427, hội thể giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn, đại diện quân Minh.

+ Ngày 3-1-1428, Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

4. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu, hãy:

- Giải thích nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

- Nêu ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Giải nhanh:

- Truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc; sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

- Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh khôi phục độc lập dân tộc, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt: "Xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới”.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Câu 1: Lập bảng thống kê các giai đoạn chống quân Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Giải nhanh:

Thời gian

Sự kiện

1418 – 1423

Sự chuẩn bị của cuộc khởi nghĩa trong những ngày đầu

1424 – 1425

Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá

Tháng 9/ 1426

Lê Lợi và bộ chỉ huy mở cuộc tiến công ra Bắc

Tháng 10/ 1427

15 vạn viện binh tiến vào Đại Việt

3/1/1428

Toán quân Minh rút quân về nước. Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi

Câu 2: Hãy đánh giá vai trò của một số nhân vật trong khởi nghĩa Lam Sơn như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,...

Giải nhanh:

- Nguyễn Trãi: cố vấn, người phò tả đắc lực của Lê Lợi

- Lê Lợi: Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, dẫn dắt quân khởi nghĩa 

Câu 3: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một trong số những nhân vật lịch sử có công lao trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Giải nhanh:

Lê Lợi sinh ra trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cùng với 18 người bạn thân thiết, đồng tâm cứu nước đã làm lễ thề đánh giặc giữ yên quê hương. Đó là hội Thề Lũng Nhai đã đi vào sử sách.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác