Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 chân trời bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 7 chân trời bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

BÀI 19: KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)

1. NHỮNG NGÀY ĐẦU CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418-1425)

- Năm 1416: Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ơ Lũng Nhai (Thanh Hoá), quyết tâm đánh đuổi quân Minh, khôi phục độc lập dân tộc.

- Năm 1418: Lê Lợi đã tập hợp hào kiệt bồn phương dựng cờ khởi nghĩa tại căn cứ Lam Sơn (Thanh Hoá) và tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418: 

+ Lê Lai cải trang giả làm Lê Lợi chỉ huy một toán quân phá vòng vây. 

+ Quân Minh lâm tưởng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Giữa năm 1423: Lê Lợi đề nghị tạm hoà, quân Minh chấp thuận, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

2. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA

- Cuối năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị tạm rời vùng núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An. 

- Sau đó Lê Lợi dẫn quân vào miền Tây Nghệ Anh và giành được những thắng lợi ở Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải,...Trong một thời gian ngắn, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ phần lớn Nghệ An. 

- Tháng 8-1423, nghĩa quân từ Nghệ An tiến vào giải phóng Tân Bình (Quảng Bình, Quảng Trị) và Thuận Hóa (Thừa Thiên Huế).

- Trong vòng 10 tháng, nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân.

3. KHỞI NGHĨA LAM SƠN TOÀN THẮNG

- Tháng 9-1426, nghĩa quân Lam Sơn tấn công ra Bắc với 3 đạo quân chính. Nghĩa quân giành thắng lợi trong nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. 

- Cuối năm 1426, trong trận Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân đã phục kích, đánh tan quân trên 5 vạn quân Minh, tướng Vương Thông phải tháo chạy. 

- Tháng 10-1427, khoảng 15 vạn viện binh do Liễu Thăng và Mộc Thanh chỉ huy chia làm hai đường tiến vào Đại Việt. Nghĩa quân tổ chức, phục kích và tiêu diệt Liễu Thăng cùng toán quân tiên phong, Mộc Thạch sợ hãi rút quân về nước, Vương Thông chấp nhận nghị hòa. 

- Ngày 10-12-1427, diễn ra hội thề giữa bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh. 

- Ngày 3-1-1428, toán quân Minh cuối cùng rút về nước, đất nước sạch bóng quân thù. Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc thắng lợi.

4. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

a, Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Bắt nguồn từ truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc

- Sự lãnh đạo và nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân mà đại diện là Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,..

b, Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:

- Chấm dứt 20 năm đô hộ của nhà Minh

- Khôi phục độc lập dân tộc

- Đưa đến sự thành lập vương triều Lê sơ, mở ra thời kì phát triển mới của Đại Việt.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức lịch sử 7 CD bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), kiến thức trọng tâm lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427), Ôn tập lịch sử 7 cánh diều bài 19 Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác