Dễ hiểu giải lịch sử 7 cánh diều bài 8 Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến
Giải dễ hiểu bài 8 Khát quát lịch sử Ấn Độ thời phong kiến. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Lịch sử 7 Cánh diều dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
BÀI 8. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN
1. Điều kiện tự nhiên
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát lược đồ 8, hãy cho biết:
- Những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ
- Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế của Ấn Độ.
Giải nhanh:
- Địa hình đa dạng, ba mặt (đông, tây, nam) giáp biển là điều kiện tốt cho hoạt động thương mại.
- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa
2. Sự ra đời của các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 8.1, hình 8.2, hãy trình bày khái quát sự ra đời của các vương triều: Gúpta, Hồi giáo Đêli, Mo-gôn.
Giải nhanh:
- Vương triều Gúp-ta do San-đra Gúp-ta I sáng lập năm 319. Gúp-ta I có vai trò tổ chức, chống lại sự xâm lấn của các tộc người Trung Á vào Ấn Độ, thống nhất miền Bắc
- Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc (theo Hồi giáo) vào miền Bắc Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn ra đời năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược của một bộ phận người Mông Cổ (theo Hồi giáo).
3. Tình hình chính trị
Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 8.2, hình 8.3, hãy khái quát tình hình chính trị của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gúp-ta; Hồi giáo Đê-li; Mô-gôn.
Giải nhanh:
Vua đứng đầu, có quyền lực tuyệt đối, theo hình thức cha truyền con nối. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.
4. Tình hình kinh tế
Câu 1: Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát hình 8.4, hãy khái quát tình hình kinh tế của Ấn Độ dưới thời các vương triều: Gúp-ta. Hồi giáo Đề-li, Mô-gôn
Giải nhanh:
- Nông nghiệp: kinh tế nông nghiệp được đẩy mạnh.
- Sản xuất thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp: có bước phát triển.
5. Tình hình xã hội
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 8.3, hãy trình bày khái quát tình hình xã hội Ấn Độ dưới thời các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gô, ...
Giải nhanh:
+ Thời Gúp-ta: hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến (nguồn gốc chủ yếu từ tăng lữ, quý tộc, vũ sĩ) và nông dân (xuất thân từ người lao động).
+ Thời kì Đê-li và Mô-gôn, quý tộc Hồi giáo chiếm nhiều ruộng đất, trở thành tầng lớp thống trị. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nhận ruộng đất của địa chủ đề canh tác và nộp tô.
LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG
Câu 1: Hoàn thành bảng biểu về các vương triều của Ấn Độ thời phong kiến.
Tên vương triều | Thời gian tồn tại | Sự ra đời | Chính sách cai trị |
Gúp-ta |
|
|
|
Hồi giáo Đê-li |
|
|
|
Mô-gôn |
|
|
|
Giải nhanh:
Tên vương triều | Thời gian tồn tại | Sự ra đời | Chính sách cai trị |
Gúp-ta | Năm 467 | Năm 319 | Mở rộng thế lực và thống nhất phản lớn lãnh thổ Ấn Độ |
Hồi giáo Đê-li |
| Năm 1206 | Xác lập sự thống trị của Hồi giáo, phân biệt sắc tộc ưu tiên quyền lợi về kinh tế và chính trị cho người theo Hồi giáo, hạ thấp vai trò của Ấn Độ giáo. |
Mô-gôn | Giữa TK XIX | Năm 1526 | Thi hành nhiều chính sách tích cực để hoà hợp tôn giáo và dân tộc |
Câu 2: Lập bảng thống kê về tình hình kinh tế và xã hội Ấn Độ thời phong kiến.
Giải nhanh:
Tên vương triều | Tình hình kinh tế | Tình hình xã hội |
Gúp-ta | - Nông nghiệp: công cụ lao động bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích canh tác mở rộng hơn - Thủ công nghiệp: trao đổi các loại hàng hoá nổi tiếng như tơ lụa, vàng, bạc, gia vị | Quá trình phong kiến hoá đưa tới sự ra đời của hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân |
Hồi giáo Đê-li | - Nông nghiệp: người dân trồng hàng chục giống lúa, canh tác đạt năng suất cao.... - Thủ CN: Vải in có hoa văn đẹp, đồ sứ tráng men, đồ trang sức.... là những sản phẩm nổi tiếng | Quý tộc Hồi giáo chiếm nhiều ruộng đất, trở thành tầng lớp thống trị. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nhận ruộng đất của địa chủ đề canh tác và nộp tô. |
Mô-gôn | - Kinh tế nông nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh. - Sự phát triển của thủ công nghiệp gắn liền với các thành thị, trung tâm tôn giáo, bến cảng |
Câu 3: Hãy giới thiệu một vương triều ở Ấn Độ thời phong kiến cho thầy cô và bạn cùng lớp.
Giải nhanh:
Vương triều Hồi giáo Đê-li:
- Về hoàn cảnh ra đời: Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ.
- Về chính sách thống trị: Truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo, phân biệt sắc tộc và tôn giáo
- Vị trí của vương triều: “một trong những thành phố lớn nhất thế giới” ở thế kỉ XIV.
Bình luận