Dễ hiểu giải Đạo đức 5 Kết nối tri thức bài 3 Vượt qua khó khăn

Giải dễ hiểu bài 3 Vượt qua khó khăn. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Đạo đức 5 Kết nối tri thức dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. VƯỢT QUA KHÓ KHĂN

KHỞI ĐỘNG

Hãy chia sẻ về khó khăn trong học tập, cuộc sống của em và cách em vượt qua những khó khăn đó. 

Giải nhanh:

- Khó khăn trong học tập:

+ Xa nhà, dậy sớm đi học.

+ Nhiều bài tập, thức khuya, thiếu ngủ.

1. NHẬN BIẾT NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN PHẢI VƯỢT QUA TRONG HỌC TẬP VÀ TRONG CUỘC SỐNG

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu: 

- Em hãy chỉ ra khó khăn của các bạn trong những bức tranh trên. 

- Kể thêm những khó khăn khác trong học tập và cuộc sống mà em biết. 

Giải nhanh:

- Khó khăn: 

1. Bạn nam quên công thức toán.

2. Bạn nữ lúng túng, quên bài khi phát biểu.

3. Bạn nữ bị bạn bè nói xấu.

4. Bạn nữ sốt gần ngày thi.

5. Bạn nam phải lo việc nhà vì bố mẹ đi xa, ông bà ốm.

- Khó khăn khác: 

+ Dậy sớm đi học vì nhà xa.

+ Nhiều việc nhà, không có thời gian học bài.

+ Bị hiểu lầm lấy trộm tiền.

2. TÌM HIỂU BIỂU HIỆN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC BIẾT VƯỢT QUA KHÓ KHĂN TRONG HỌC TẬP VÀ CUỘC SỐNG. 

Đọc câu chuyện “Chăm ngoan, học giỏi” và trả lời câu hỏi: 

- Bạn Huế đã vượt qua khó khăn như thế nào? Việc biết vượt qua khó khăn đó đã đem lại điều gì cho bạn?

- Nêu cảm nghĩ của em về tấm gương vượt khó của bạn Huế

- Theo em, vì sao chúng ta cần biết vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống? 

Giải nhanh:

- Bạn Huế:

+ Vượt khó học giỏi: thức dậy sớm, chăm học, rèn luyện, tham gia hoạt động ngoại khóa, giúp đỡ gia đình.

+ Kết quả: học sinh giỏi 4 năm liền.

- Cảm nghĩ:

+ Khâm phục, ngưỡng mộ Huế.

+ Noi gương học tập.

- Vì:

+ Vượt qua khó khăn: mạnh mẽ, trưởng thành, tự lập.

+ Khám phá bản thân, hoàn thiện bản thân. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

a. Trẻ em không thể tự vượt qua khó khăn

b. Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người đáng tin cậy. 

c. Chỉ người nghèo mới cần vượt khó 

d. Tinh thần vượt khó là do bẩm sinh chứ không thể luyện tập mà có được

e. Vượt khó sẽ giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống

g. Vượt khó sẽ khiến bản thân luôn mệt mỏi, dễ chán nản

Giải nhanh:

a. Phản đối: Trẻ em có thể tự vượt qua khó khăn nếu được hỗ trợ, động viên và rèn luyện.

b. Đồng ý: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người tin cậy khi cần thiết để vượt qua khó khăn hiệu quả.

c. Phản đối: Khó khăn không chỉ dành cho người nghèo, ai cũng có thể gặp và cần học cách vượt qua.

d. Phản đối: Tinh thần vượt khó có thể rèn luyện qua việc đối mặt và vượt qua thử thách.

e. Đồng ý: Vượt qua khó khăn giúp phát triển, trưởng thành, mang lại niềm vui, sự tự hào và tự tin.

g. Phản đối: Vượt khó tuy mệt mỏi, chán nản nhưng cũng mang lại niềm hạnh phúc, sự thỏa mãn và động lực.

Câu 2: Em hãy cho biết điều gì có thể xảy ra khi gặp khó khăn nếu:

a. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động. 

b. Bình tĩnh suy nghĩ tìm cách vượt qua khó khăn

c. Không tin vào khả năng của bản thân và sự ủng hộ, hỗ trợ của những người đáng tin cậy. 

d. Chờ đợi sự giúp đỡ của người khác

e. Không làm gì cả, hi vọng khó khăn sẽ biến mất

Giải nhanh:

a. Sợ hãi, nản chí:

- Trì hoãn giải quyết vấn đề.

- Tình hình tồi tệ hơn.

- Gây thất vọng, tiếc nuối.

b. Bình tĩnh, suy nghĩ logic:

- Tìm cách vượt qua khó khăn.

- Đánh giá tình huống, tìm giải pháp, lập kế hoạch.

- Giải quyết vấn đề, vượt qua khó khăn.

c. Thiếu niềm tin: Mất động lực, khó khăn khi đối mặt thử thách.

d. Chỉ chờ đợi sự giúp đỡ: Khó khăn không giải quyết hoặc kéo dài.

e. Thờ ơ, không hành động: Khó khăn không giải quyết, tiếp tục ảnh hưởng => cần đối mặt, hành động.

Câu 3: Em hãy vận dụng các bước dưới đây để giúp bạn vượt qua khó khăn trong những tình huống ở hoạt động 1 phần Khám phá: 

Các bước vượt qua khó khăn: 

Bước 1: Xác định khó khăn cần giải quyết

Bước 2: Xác định nguyên nhân 

Bước 3: Liệt kê các phương án vượt qua khó khăn và những người có thể hỗ trợ

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu và kiên trì thực hiện theo phương án đã chọn

Giải nhanh:

Ví dụ ảnh 1 (còn lại, làm tương tự): 

Bạn nam không nhớ công thức toán mà cô đã dạy:

Bước 1: Xác định khó khăn: Không nhớ công thức toán.

Bước 2: Xác định nguyên nhân: Thiếu ghi chú/Tập trung kém.

Bước 3: Liệt kê phương án vượt qua khó khăn và người có thể hỗ trợ:

Ôn tài liệu, sách giáo trình.

Hỏi bạn bè/Nhóm học tập.

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu và kiên trì thực hiện:

Ôn luyện, áp dụng công thức vào thực tế.

Câu 4: Em hãy đưa ra nhận xét đối với việc làm của các bạn dưới đây: 

a. Dù phải thức dậy sớm để đi bộ gần 3km đến trường nhưng Phống vẫn đi học đều

b. Khi thầy giáo hướng dẫn kĩ thuật phát cầu lông, dù thấy khó nhưng Ngọc vẫn mạnh dạn xung phong để thử sức

c. Sáng dậy thấy trời gió rét nên Phương lấy lí do bị mệt để không phải tham gia lao động cùng các bạn trong xóm. 

d. Sáng nay, bố dạy Hằng cạc tỉa, tạo dáng cho cây cảnh nhưng bạn đã từ chối. 

Giải nhanh:

a. Phống: Tinh thần đáng ngưỡng mộ khi đi học đều dù khó khăn (thức dậy sớm, đi bộ 3km). Thể hiện sự kiên nhẫn và quyết tâm học tập.

b. Ngọc: Dũng cảm thử sức học kĩ thuật phát cầu lông dù gặp khó khăn. Thể hiện sự kiên trì, đam mê vượt qua thử thách.

c. Phương: Trốn lao động tập thể với lý do mệt là không nên. Thiếu trách nhiệm, không tôn trọng cam kết.

d. Hằng: Nên học tỉa, tạo dáng cây cảnh. Giúp giải toả áp lực sau giờ học, phụ bố 

chăm sóc cây.

Câu 5: Em hãy tư vấn cho các bạn dưới đây những việc cần làm để vượt qua khó khăn

a. Bạn viết chữ xấu, khó đọc

b. Bạn chưa học tốt môn Toán

c. Bạn thường đi học trễ vì thói quen ngủ dậy muộn

d. Bạn bị một nhóm bạn khác bắt nạt

Giải nhanh:

a. Để viết chữ đẹp và dễ đọc hơn, bạn có thể làm những điều sau:

- Luyện tập viết chữ cái và từng đoạn một cẩn thận.

- Tham khảo các bài viết hướng dẫn viết chữ đẹp.

- Thực hành viết chữ đẹp hàng ngày để nâng cao kỹ năng viết của mình.

b. Để cải thiện kết quả học Toán, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau:

- Chú ý lắng nghe giảng dạy của giáo viên và ghi chú cẩn thận trong lớp.

- Làm bài tập Toán thường xuyên để nắm vững cách giải các dạng bài.

- Tìm hiểu thêm tài liệu bổ sung, sách giáo trình hoặc tài liệu hướng dẫn giải bài tập.

- Hỏi thầy cô hoặc bạn bè khi gặp khó khăn trong việc hiểu và giải các bài tập.

c. Để không đi học trễ, bạn có thể thực hiện những điều sau:

- Đặt báo thức sớm hơn và đảm bảo có đủ thời gian để chuẩn bị và đi học.

- Đi ngủ đúng giờ và đảm bảo giấc ngủ đủ để thức dậy sảng khoái.

- Thiết lập thói quen ngủ dậy sớm bằng cách điều chỉnh thời gian ngủ dần dần cho phù hợp.

d. Để đối phó với tình huống bị bắt nạt, bạn có thể tham khảo những cách sau:

- Nói với người lớn, như giáo viên hoặc phụ huynh, về tình huống bạn đang gặp phải.

- Tìm sự ủng hộ từ bạn bè đáng tin cậy và tránh tiếp xúc với nhóm bạn gây khó khăn.

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy nêu những khó khăn mà em có thể gặp phải và những biện pháp để khắc phục khó khăn đó theo gợi ý sau: 

Lĩnh vực

Khó khăn

Biện pháp khắc phục

Người có thể hỗ trợ (nếu cần thiết)

Trong học tập

 

 

 

Khi tham gia các hoạt động ở trường lớp

 

 

 

Trong quan hệ với bạn bè, thầy cô

 

 

 

Về hoàn cảnh gia đình

 

 

 

Trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày

 

 

 

Giải nhanh:

Lĩnh vực

Khó khăn

Biện pháp khắc phục

Người có thể hỗ trợ (nếu cần thiết)

Trong học tập

Không hiểu bài

- Học cách tư duy và phân tích bài vở

- Chăm chú nghe giảng, ghi chép đầy đủ

- Tìm kiếm sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô

- Bạn bè, thầy cô

- Anh chị, bố mẹ

Khi tham gia các hoạt động ở trường lớp

Không tự tin khi đứng trước đám đông

- Tìm hiểu trước về hoạt động, chủ đề cần nói để thêm tự tin

- Tự tạo cơ hội để nói trước đám đông

- Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá

- Bạn bè, giáo viên

Trong quan hệ với bạn bè, thầy cô

Gặp khó khăn khi chơi với các bạn

- Học cách lắng nghe và thể hiện ý kiến một cách lịch sự

- Chơi hoà đồng, vui vẻ và giúp đỡ các bạn

- Bạn bè, thầy cô

Về hoàn cảnh gia đình

Gặp khó khăn về tài chính (không đủ tiền học) 

- Trao đổi với giáo viên, các mạnh thường quân kêu gọi giúp đỡ

- Giáo viên, tổ chức xã hội

Trong sinh hoạt cá nhân hằng ngày

Thường xuyên dậy muộn

- Đặt báo thức

- Đi ngủ sớm, đúng giờ

- Cha mẹ, bạn bè

Câu 2: Em hãy tìm hiểu về 1 tấm gương học sinh vượt khó và chia sẻ với các bạn theo gợi ý: 

  • Giới thiệu về bạn đó và những khó khăn mà bạn đã gặp

  • Bạn đã làm gì để vượt qua khó khăn? 

  • Em học được gì từ tấm gương đó? 

Giải nhanh:

Tấm gương mà em biết: bạn Minh Trang học lớp 5A1

Minh Trang là một bạn học sinh có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Bố bạn mất từ khi bạn mới 2 tuổi, bạn sống với mẹ và bà ngoại. Bà ngoại tuổi cao, thường xuyên đau ốm, nên mẹ bạn phải đi làm xa để kiếm tiền chữa bệnh cho ngoại, cũng như lo cho cuộc sống gia đình. Do đó, hầu hết thời gian Trang phải chăm sóc bà ngoại, chăm lo việc nhà, vườn tược. Mỗi sáng, Trang phải dậy từ sớm, đi chợ mua đồ ăn sáng cho bà ngoại, cho gà ăn rồi mới đi học. Chiều về, Trang đi nhặt ve chai để có tiền mua đồ dùng học tập. Đến tối, Trang mới có thời gian dành cho việc học. Tuy thế, suốt nhiều năm liền, Trang luôn là học sinh giỏi, tham gia các hoạt động của trường lớp rất sôi nổi. Khi hỏi bạn về động lực giúp bạn vượt qua khó khăn đó, Trang trả lời rằng mình luôn cố gắng vượt qua khó khăn, học giỏi để sau có tiền chữa bệnh cho bà, lo cho mẹ. Do đó, bạn luôn cố gắng hết mình, trên lớp nghe giảng chăm chú, về nhà luôn làm bài, ôn lại bài đầy đủ. 

- Sau khi nghe về tấm gương của Trang, em thấy rất khâm phục và thấy mình cần học hỏi về tinh thần vượt khó của bạn. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác