Phiếu trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối Bài 3: Vượt qua khó khăn
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Đạo đức 5 Bài 3: Vượt qua khó khăn sách Kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Vấn đề khó khăn cần vượt qua trong học tập là:
A. Viết chữ xấu, khó đọc.
- B. Thích nghi với nơi ở mới.
- C. Thường có thời gian rảnh.
- D. Chơi cùng nhiều bạn xấu.
Câu 2: Để vượt qua khó khăn trong học tập em nên:
- A. Tiếp thu và thực hiện lời khuyên của mọi người.
- B. Tham gia các hoạt động trau dồi kĩ năng.
C. Đặt ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện.
- D. Dành nhiều thời gian để thư giãn, giải trí.
Câu 3: Biểu hiện của việc vượt qua khó khăn là:
- A. Cô lập người có điểm khác biệt.
- B. Chán nản, trách móc người khác.
- C. Thường xuyên có suy nghĩ bỏ cuộc trước thách thức.
D. Cố gắng học tập dù điều kiện thiếu thốn.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về việc vượt qua khó khăn?
- A. Tinh thần vượt khó là do bẩm sinh chứ không thể luyện tập mà có được.
- B. Chỉ người nghèo mới cần vượt khó.
- C. Trẻ em không thể tự vượt qua khó khăn.
D. Vượt khó là do ý chí và lòng quyết tâm của bản thân.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về biểu hiện vượt qua khó khăn?
- A. Khi thầy giáo hướng dẫn kĩ thuật phát cồng lông, dù thấy khó nhưng Ngọc vẫn mạnh dạn xung phong để thử sức.
- B. Vân luôn tự ti vì các bạn chê mình bị ngọng và không chơi cùng.
- C. Sáng dậy thấy trời gió rét nên Phương lấy lí do bị mệt để không phải tham gia lao động cùng các bạn trong xóm.
D. Sáng nay, bố dạy Hằng cách tỉa, tạo dáng cho cây cảnh nhưng bạn từ chối vì thấy công việc này rất khó và vất vả.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập?
- A. Nick Vujicic
- B. Nhà soạn nhạc Beethoven
- C. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
D. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn?
- A.Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tin cậy.
- B. Vượt khó sẽ giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
C. Vượt khó sẽ khiến bản thân luôn mệt mỏi, dễ chán nản.
- D. Vượt qua khó khăn giúp bản thân có cuộc sống tốt hơn.
Câu 8: Việc làm nào dưới đây không phải điều thường xảy ra khi gặp khó khăn?
- A. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
B. Không làm gì cả vì mọi việc sẽ được giải quyết.
- C. Không tin vào khả năng của mình.
- D. Nghi ngờ sự hỗ trợ của người thân.
Câu 9: Dù phải thức dậy sớm để đi bộ 3 km đến trường nhưng Phóng vẫn đi học đều. Hành động của Phóng thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự quyết tâm, vượt khó để đến trường.
- B. Thể hiện đoạn đường dài khi bạn đi học.
- C. Thể hiện sự vất vả khi bạn đi học.
- D. Thể hiện sự sinh hoạt điều độ, hợp lí của bạn.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải một trong những bước để vượt qua khó khăn?
- A. Xác định những khó khăn cần giải quyết.
B. Lên kế hoạch và chỉnh sửa theo sự góp ý của mọi người.
- C. Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn.
- D. Liệt kê các phương án vượt qua khó khăn và những người có thể hỗ trợ.
Câu 11: Từ trái nghĩa với từ khó khăn là từ nào?
- A.Thuận tiện.
B. Thuận lợi.
- C. Thuận lòng.
- D. Ưng thuận.
Câu 12: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự vượt khó là:
- A. Nhất quý nhì sư.
B. Thất bại là mẹ thành công.
- C. Ở hiền gặp lành.
- D. Sông có khúc người có lúc.
Câu 13: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự vượt qua khó khăn?
- A. Mai bị ốm vào đúng đợt có kì kiểm tra sắp tới vì thế Mai lấy lí do đó để được nghỉ học ở nhà.
- B. Huệ là một học sinh giỏi của lớp nhưng lại ít nói cho nên một số bạn có lời đồn không hay về Huệ nhưng Huệ chỉ im lặng không dám góp ý các bạn.
- C. Lan có tính nhút nhát và sợ phát biểu trước nơi đông người cho nên mỗi khi được gọi phát biểu bạn đều quên mất những điều định nói và giữ im lặng.
D. Mỗi lần Minh giải toán nếu không nhớ công thức đã học đều cố gắng suy nghĩ, nhớ lại hoặc xem lại bài chứ không chán nản bỏ qua.
Câu 14: Hùng là một học sinh giỏi của lớp tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình nên bạn thường xuyên nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Nếu em là Hùng, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ suy nghĩ cách để giúp gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước rồi mới nghĩ tới việc đi học.
B. Em sẽ cố gắng đi học đầy đủ dù điều kiện gia đình khó khăn đồng thời vào thời gian còn lại trong ngày sẽ phụ giúp công việc gia đình để đỡ đần cha mẹ.
- C. Em sẽ nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè, thuyết phục cha mẹ cho bản thân được có điều kiện tốt hơn để tiếp tục học tập.
- D. Em sẽ nói với cha mẹ về việc thôi học và ở nhà phụ giúp công việc gia đình, bố mẹ bớt đi một phần gánh nặng.
Câu 15: Theo em đâu là nhân vật thể hiện cho việc vượt qua khó khăn trong học tập, được biết đến là vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử dân tộc?
A. Nguyễn Hiền.
- B. Mạc Đĩnh Chi.
- C. Cao Bá Quát.
- D. Nguyễn Giản Thanh.
Xem toàn bộ: Giải Đạo đức 5 Kết nối bài 3: Vượt qua khó khăn
Bình luận