Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Thấy bà bán hàng đánh rơi tiền, Hà nhặt lên và đưa cho bà. Nga trách Hà nếu không đưa lại cho bà cụ thì bây giờ đã có tiền mua kem ăn. Nếu em là Hà, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ lên án, phê bình những suy nghĩ không đúng của bạn trước mặt mọi người.
B. Em sẽ giải thích cho bạn hiểu việc trả lại bà cụ là hành vi đúng đắn, khuyên bạn không nên có những suy nghĩ cá nhân, ích kỉ như vậy.
- C. Em sẽ kể câu chuyện cho thầy cô để thầy cô có biện pháp kiểm điểm bạn để bạn nhận ra lỗi sai của mình.
- D. Em sẽ nói với các bạn trong lớp để các bạn có cái nhìn khác về Nga và lên tiếng bênh vực mình.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Không bảo vệ cái đúng, cái tốt là hành vi trái với pháp luật.
- B. Chúng ta được giáo dục từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần bảo vệ cái tốt, cái đúng.
- C. Không chỉ học sinh mà cả xã hội cần được sống theo khuôn phép, quy định được cho là đúng đắn.
D. Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp cho bản thân hoàn thiện, xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc vượt qua khó khăn?
- A.Khi tự mình không giải quyết được khó khăn thì cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ người tin cậy.
- B. Vượt khó sẽ giúp ta thành công và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
C. Vượt khó sẽ khiến bản thân luôn mệt mỏi, dễ chán nản.
- D. Vượt qua khó khăn giúp bản thân có cuộc sống tốt hơn.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây không phải điều thường xảy ra khi gặp khó khăn?
- A. Sợ hãi, nản chí, không muốn hành động.
B. Không làm gì cả vì mọi việc sẽ được giải quyết.
- C. Không tin vào khả năng của mình.
- D. Nghi ngờ sự hỗ trợ của người thân.
Câu 5: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự vượt khó là:
- A. Nhất quý nhì sư.
B. Thất bại là mẹ thành công.
- C. Ở hiền gặp lành.
- D. Sông có khúc người có lúc.
Câu 6: Biểu hiện của việc vượt qua khó khăn là:
- A. Cô lập người có điểm khác biệt.
- B. Chán nản, trách móc người khác.
- C. Thường xuyên có suy nghĩ bỏ cuộc trước thách thức.
D. Cố gắng học tập dù điều kiện thiếu thốn.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Nâng cao được vị thế của mình trong cộng đồng và nhận được lời cảm ơn của người được giúp đỡ.
- B. Tạo được sự tin tưởng, ca ngợi của mọi người khi bản thân có lối sống lành mạnh, văn minh.
- C. Thể hiện sự cao thượng, phẩm chất tốt đẹp cả bản thân trong mắt mọi người xung quanh.
D. Thể hiện sự văn minh của bản thân đồng thời giúp cho mọi người có cuộc sống hòa hợp, giá trị hơn.
Câu 8: Từ trái nghĩa với từ khác biệt là từ nào?
- A. Khác lạ.
B. Tương đồng.
- C. Khác biệt.
- D. Dị biệt.
Câu 9: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự kính trọng là:
- A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
B. Kính trên nhường dưới.
- C. Miếng trầu là đầu câu chuyện.
- D. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Câu 10: Thái có cơ thể mập mạp nên khi các gọi bạn gọi vào sân đá bóng, bạn sợ mình chạy không nhanh sẽ khiến đội bị thua. Thấy vậy, Minh nói “Đừng lo! Bạn có thể di chuyển không nhanh nhưng có khả năng tranh chấp tốt hơn bọn tớ.” Câu nói của Minh thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự tôn trọng, nhìn nhận mặt tích cực của sự khác biệt mà bạn có.
- B. Thể hiện sự đồng cảm, trân trọng những đóng góp của bạn cho đội.
- C. Thể hiện sự nhiệt tình, chân thành trong tình bạn.
- D. Thể hiện sự quan tâm, sẻ chia những khó khăn với bạn.
Câu 11: Việc làm thể hiện sự đóng góp to lớn cho quê hương, đất nước là:
A. Mẹ Việt Nam anh hùng thức canh gác nhiều cuộc họp quan trọng cho các cán bộ, chiến sĩ cách mạng.
- B. Dùng quyền hành để tham ô, tham nhũng tại địa phương.
- C. Nghe bác trưởng thôn kể chuyện về sự hi sinh anh dũng của các liệt sĩ.
- D. Viết thư thăm các chú bộ đội ở ngoài đảo xa.
Câu 12: Để thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước, em có thể:
- A. Tham quan danh lam, thắng cảnh của đất nước.
- B. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.
C. Chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
- D. Dành nhiều thời gian để học môn Lịch sử.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- A. Đền ơn đáp nghĩa là trách nhiệm của mọi công dân.
- B. Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương đất nước.
C. Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- D. Biết ơn người có công với quê hương, đất nước vì họ giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.
Câu 14: Chị Võ Thị Sáu đã có công gì đối với quê hương, đất nước?
- A. Dũng cảm, sáng tạo và luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương.
B. Gan dạ, mưu trí, dũng cảm và anh dũng hy sinh thân mình để chống thực dân Pháp, bảo vệ sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- C. Trung thành, quả cảm và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một nữ trinh sát, tham gia nhiều trận tập kích quân Mỹ.
- D. Quả cảm, kiên trung, tận hiến cho Tổ quốc khi sẵn sàng hy sinh thân mình trước nòng súng của đế quốc Mỹ, bảo vệ người dân Bà Rịa – Vũng Tàu.
Câu 15: Đâu là người có công đối với quê hương, đất nước trong lĩnh vực giáo dục?
A. Tổng bí thư Trường Chinh
B. Nhạc sĩ Văn Cao
C. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
D. Nhà giáo Hoàng Xuân Sính
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- A. Cần thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước bằng thái độ chân thành, tôn trọng.
B. Chỉ thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương, đất nước vào ngày lễ kỉ niệm.
- C. Nói lời cảm ơn người có công với quê hương, đất nước là một trong những việc làm thể hiện lòng biết ơn đối với họ.
- D. Quan tâm, giúp đỡ gia đình những người có công với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mỗi công dân.
Câu 17: Việc làm nào dưới đây không phải bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Chăm chỉ ôn tập cho kì thi.
B. Cho bạn chép bài của mình trong tiết kiểm tra.
- C. Giúp bạn học tập, lao động tốt hơn.
- D. Không lên tiếng khi chưa biết rõ sự thật.
Câu 18: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Tâm thường xuyên từ chối tham gia các hoạt động tập thể vì bạn bè hay nói những lời không hay về hình thể của mình.
- B. Vân luôn tự ti vì các bạn chê mình bị ngọng và không chơi cùng.
- C. Vì Vân thích chơi violin nên bạn không ủng hộ em gái chơi vì sợ ảnh hưởng đến học tập.
D. Mỗi lần bị các bạn trêu chọc vì vóc dáng nhỏ bé, Tân đều được Phong đứng ra bênh vực.
Câu 19: Trong chuyến du lịch ở vùng cao, Hùng chăm chú nhìn các bạn dân tộc thiểu số và nói “ Tớ thấy các bạn kia ăn mặc lạ quá, không đẹp chút nào”. Nếu em ở đó em sẽ nói gì với bạn?
- A. Em sẽ cùng các bạn tránh xa những bạn có cách ăn mặc lạ lùng đó để không bị nhầm lẫn với nhau.
B. Em sẽ giải thích cho bạn đó là trang phục truyền thống của dân tộc, mang nét đẹp về thẩm mĩ và văn hóa riêng của người dân nơi đây vì vậy chúng ta nên tôn trọng điều này.
- C. Em sẽ cùng các bạn bàn tán về cách ăn mặc lạ thường của các bạn dân tộc trước mặt các bạn đó.
- D. Em sẽ rủ các bạn khác cùng không đến gần và giao tiếp với các bạn dân tộc đó.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây không phải cách để thực hiện bảo vệ cái tốt, cái đúng khi chứng kiến các bạn gây gổ, đánh nhau?
- A. Can ngăn hành vi sai trái của các bạn.
B. Im lặng quan sát vì không liên quan đến mình.
- C. Lên tiếng bảo vệ người yếu thế.
- D. Thông báo cho thầy cô để giải quyết vụ việc.
Bình luận