Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nếu người thân trong gia đình bạn em làm điều xấu, điều sai em nên làm gì?
A. Tìm cách nói rõ sự thật và khuyên họ nên làm các điều đúng đắn.
- B. Mặc kệ vì không liên quan gì đến mình.
- C. Quở trách vì họ đã làm các điều sai trái.
- D. Bao che cho hành vi của người thân.
Câu 2: Câu ca dao sau nói về điều gì “Của phi nghĩa có giàu đâu / Ở cho ngay thật giàu sang mới bền”?
- A. Giúp đỡ người khó khăn.
B. Bảo vệ lẽ phải, cái đúng.
- C. Tôn trọng thầy cô giáo.
- D. Bài học về cách sống tốt.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Mai đi học về thì thấy các bạn đi hàng 2 hàng 3 gây cản trở giao thông nhưng không lên tiếng vì Mai đã đi vượt lên các bạn.
- B. Huệ nhìn thấy một người phụ nữ ngang nhiên mang rác vứt tại nơi có biển báo cấm vứt rác nhưng làm ngơ vì cho rằng đó không phải bổn phận của mình.
- C. Cả lớp đi tham quan, Lan thấy các bạn xả rác bừa bãi nhưng giữ im lặng và coi như không thấy gì.
D. Lan bênh vực lớp trưởng khi các bạn trong lớp phản ứng gay gắt, có lời không hay về bạn khi bị nhắc nhở đi học muộn.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách bảo vệ cái đúng, cái tốt?
- A. Noi gương và học tập theo những bạn thường xuyên làm việc tốt.
- B. Ủng hộ bạn khi bàn làm theo cái đúng, cái tốt.
C. Chỉ lên án những cái xấu, cái sai có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến mình.
- D. Vượt qua định kiến của xã hội để thực hiện cái đúng, cái tốt.
Câu 5: Cái đúng, cái tốt là:
A. Lẽ phải, điều nên thực hiện.
- B. Điều bản thân cho là đúng.
- C. Hành vi bắt buộc phải thực hiện.
- D. Quy định chung của cộng đồng.
Câu 6: Để bảo vệ cái đúng, cái tốt cần:
- A. Nghe theo ý kiến của sồ đông.
- B. Đưa ra ý kiến chủ quan.
C. Nhận thức đúng đắn sự vật, sự việc.
- D. Không quan tâm đến vấn đề của người khác.
Câu 7: Em đồng ý với ý kiến về việc vượt qua khó khăn?
- A. Tinh thần vượt khó là do bẩm sinh chứ không thể luyện tập mà có được.
- B. Chỉ người nghèo mới cần vượt khó.
- C. Trẻ em không thể tự vượt qua khó khăn.
D. Vượt khó là do ý chí và lòng quyết tâm của bản thân.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập?
A. Nick Vujicic
B. Nhà soạn nhạc Beethoven
C. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng
D. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
Câu 9: Dù phải thức dậy sớm để đi bộ 3 km đến trường nhưng Phóng vẫn đi học đều. Hành động của Phóng thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự quyết tâm, vượt khó để đến trường.
- B. Thể hiện đoạn đường dài khi bạn đi học.
- C. Thể hiện sự vất vả khi bạn đi học.
- D. Thể hiện sự sinh hoạt điều độ, hợp lí của bạn.
Câu 10: Từ trái nghĩa với từ khó khăn là từ nào?
- A.Thuận tiện.
B. Thuận lợi.
- C. Thuận lòng.
- D. Ưng thuận.
Câu 11: Hùng là một học sinh giỏi của lớp tuy nhiên do hoàn cảnh gia đình nên bạn thường xuyên nghỉ học để ở nhà phụ giúp gia đình. Nếu em là Hùng, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ suy nghĩ cách để giúp gia đình vượt qua hoàn cảnh khó khăn trước rồi mới nghĩ tới việc đi học.
B. Em sẽ cố gắng đi học đầy đủ dù điều kiện gia đình khó khăn đồng thời vào thời gian còn lại trong ngày sẽ phụ giúp công việc gia đình để đỡ đần cha mẹ.
- C. Em sẽ nhờ tới sự trợ giúp của bạn bè, thuyết phục cha mẹ cho bản thân được có điều kiện tốt hơn để tiếp tục học tập.
- D. Em sẽ nói với cha mẹ về việc thôi học và ở nhà phụ giúp công việc gia đình, bố mẹ bớt đi một phần gánh nặng.
Câu 12: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Soi xét những điểm khác biệt.
- B. Trêu chọc điểm khác biệt với mọi người.
C. Nhìn nhận một cách khách quan, sử dụng cách hành xử văn minh.
- D. Lấy điểm khác biệt để làm chủ đề bàn tán
Câu 13: Việc làm nào dưới đây không phải lí do cần tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Thể hiện sự nhân văn của bản thân, cộng đồng.
B. Nhận được sự biết ơn của mọi người.
- C. Chấp nhận sự đa dạng, phong phú trong cuộc sống.
- D. Tạo nên sự đặc sắc đối với mỗi cá nhân.
Câu 14: Những vấn đề cần tôn trọng về sự khác biệt của người khác là:
A. Đặc điểm các nhân.
- B. Hành vi trái pháp thuật.
- C. Hành vi gây rối trật tự xã hội.
- D. Hành vi thiếu văn minh.
Câu 15: Để thể hiện sự tôn trọng khác biệt của người khác em nên:
- A. Mua các sản phẩm do người khuyết tật bán.
- B. Tham gia các hoạt động vì lợi ích cộng đồng.
C. Lên án những hành vi phân biệt đối xử.
- D. Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về điểm khác biệt.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Chấp nhận những khác biệt và giúp điều đó trở nên bình thường đối với mọi người.
B. Bài trừ những điểm khác biệt và chỉ chấp nhận những điểm chung.
- C. Nói lời đồng cảm, động viên, chia sẻ những điểm khác biệt với nhau.
- D. Quan tâm, giúp đỡ để điểm khác biệt đó trở thành một điểm mạnh và nét riêng.
Câu 17: Vừ là một cậu bé dân tộc miền núi. Vừ ước mơ sau này trở thành một người lính biên phòng ngày đêm canh giữ biên cương. Các bạn thắc mắc “Bây giờ đất nước đã hòa bình rồi, sao bạn lại mơ ước làm người lính biên phòng?”. Nếu em là Vừ em sẽ nói gì với các bạn?
A. Em sẽ giải thích cho các bạn về sứ mệnh thiêng liêng và cao cả của người lính biên phòng dù chiến tranh đã không còn nhưng chủ quyền Tổ quốc cần được bảo vệ và giữ vững an ninh trật tự xã hội.
- B. Em sẽ giải thích cho các bạn về sự thú vị trong công việc, nhiệm vụ hằng thường của người lính biên phòng là giữ vững hạnh phúc, ấm no, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn cho người dân vùng biên giới.
- C. Em sẽ giải thích cho các bạn về sự cao cả của công việc, sự hãnh diện của người thân khi có con cháu làm người lính biên phòng, vững tay súng chiến đấu bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc Việt Nam.
- D. Em sẽ giải thích cho các bạn về niềm tự hào của em khi thấy những tấm gương người lính biên phòng chắc tay súng bảo vệ sự bình yên cho bản làng, giúp bà con xóa mù chữ, cải thiện điều kiện sống.
Câu 18: Người biết bảo vệ lẽ cái đúng, cái tốt có biểu hiện nào?
A. Dám lên tiếng ủng hộ điều đúng đắn, lên án, đẩy lùi cái sai, cái xấu.
- B. Có cách cư xử phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
- C. Có cách duy trì các mối quan hệ xã hội một cách tốt đẹp.
- D. Hành động trấn áp người thực hiện cái xấu, cái sai ngay lập tức.
Câu 19: Theo em đâu là nhân vật thể hiện cho việc vượt qua khó khăn trong học tập, được biết đến là vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử dân tộc?
A. Nguyễn Hiền.
- B. Mạc Đĩnh Chi.
- C. Cao Bá Quát.
- D. Nguyễn Giản Thanh.
Câu 20: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Mai đang chơi với một nhóm bạn thì thấy Lâm đi qua. Mia định rủ Lâm chơi cùng thì một bạn trong nhóm nói “Chơi với Hà làm gì! Bạn ấy nhút nhát lắm”.
- B. Lan và Hoa cùng tham gia đội văn nghệ của trường. Lan nói rằng sau này muốn trở thành nghệ nhân quan họ thì Hoa che bai vì cho rằng Lan hát không hay.
- C. Cuối tuần, hai chị em Minh được mẹ đưa đi mua quần áo dịp tết. Thấy chị chọn chiếc áo màu hồng Minh cho rằng chị không phù hợp với nó.
D. Lớp em có một bạn khuyết tật phải ngồi xe lăn nhưng các bạn hòa nhập và luôn giúp đỡ bạn trong cuộc sống và học tập.
Bình luận