Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giờ ra chơi, Thanh lấy bút vẽ rồi tô màu thêm râu, tóc vào một bức ảnh danh nhân trong sách giáo khoa. Trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
- A. Em sẽ ghi nhớ và nêu ý kiến trong giờ sinh hoạt lớp để giáo viên phê bình hành vi của bạn.
B. Em sẽ nhắc nhở bạn đó là hành vi thiếu tôn trọng với người có công vì vậy bạn nên tẩy đi và không tiếp diễn hành vi đó nữa.
- C. Em phê bình hành vi của bạn ngày khi nhìn thấy bạn vẽ để bạn nhanh chóng thấy hành vi của mình là không phù hợp.
- D. Em sẽ rủ các bạn khác cùng không chơi với bạn nữa vì bạn có hành vi không tôn trọng mọi người xung quanh.
Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước là:
- A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
- D. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- A. Quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- B. Việc đền ơn, đáp nghĩa chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và người lớn tuổi.
- C. Những người dùng quyền hành để tham ô không phải là người có công với quê hương, đất nước.
D. Chúng ta biết ơn tất cả những người có đóng góp thầm lặng trong cuộc sống hằng ngày cho quê hương, đất nước.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về người có công với quê hương, đất nước?
- A. Chúng ta cần biết ơn người có công với quê hương, đất nước là những người nổi tiếng.
- B. Quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- C. Việc đền ơn, đáp nghĩa chỉ là trách nhiệm của Nhà nước và người lớn tuổi.
D. Học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội cũng là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây không thể hiện lòng biết ơn người có công với quê hương đất nước?
- A. Viết về tấm gương người có công với quê hương đất nước.
B. Tham quan danh lam, thắng cảnh của đất nước.
- C. Tìm hiểu, tuyên truyền về lịch sử quê hương.
- D. Cố gắng học tập thật giỏi để sau này góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp.
Câu 5: Theo em, vì sao cần tổ chức các hoạt động kỉ niệm Ngày thương binh liệt sĩ 27/7?
A. Để tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh – những người có công với quê hương, đất nước. Đồng thời, nhắc nhớ chúng ta về trách nhiệm phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.
- B. Để thể hiện chúng ta là người biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- C. Vì đó là trách nhiệm của Nhà nước và những người lớn tuổi.
- D. Vì đó là những người có đóng góp thầm lặng, mang lại hòa bình cho chúng ta.
Câu 6: Người có công với quê hương đất nước là:
- A. Người sáng lập nên một công ty.
- B. Những người thành đạt, giàu có.
- C. Tất cả ca sĩ, diễn viên.
D. Nhà khoa học có nhiều cống hiến.
Câu 7: Em đồng ý với ý kiến về người có công với quê hương, đất nước nào sau đây?
- A. Nhiệm vụ của học sinh là học tập chăm chỉ để trở thành người có ích cho xã hội mới là biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- B. Quan tâm, chăm sóc những gia đình thương binh, liệt sĩ mới là hành động thể hiện sự biết ơn người có công với quê hương, đất nước.
- C. Đền ơn đáp nghĩa người có công với quê hương, đất nước là trách nhiệm của Nhà nước và những tổ chức, cơ quan có quyền hạn.
D. Đền ơn đáp nghĩa người có công với quê hương, đất nước là trách nhiệm của mọi công dân.
Câu 8: Công việc tiêu biểu thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt là:
- A. Kỹ sư.
- B. Giám đốc.
- C. Tiếp viên.
D. Công an.
Câu 9: Em đồng ý với ý kiến về việc bảo vệ cái tốt, cái đúng nào?
- A. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là trách nhiệm của người thực thi công vụ.
- B. Không cần quan tâm đến cái đúng, cái tốt nếu không liên quan đến mình.
- C. Trẻ em không đủ khả năng để bảo vệ cái tốt, cái đúng.
D. Bảo vệ cái đúng, cái tốt là những việc làm có ích cho xã hội và người khác.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về bảo vệ cái tốt, cái đúng?
- A. Việc bảo vệ cái đúng, cái tốt luôn đi đôi với việc xuất hiện những cái sai, cái xấu mới khác.
- B. Nhà nước, chính quyền quản lí là nhân tố chính để bảo vệ vững vàng những cái tốt, cái đúng.
- C. Những người ủng hộ, bảo vệ cái tốt, cái xấu có thể gặp nguy hiểm, rủi ro trong cuộc sống.
D. Bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp đem lại cuộc sống an toàn, lành mạnh không chỉ cho bản thân mà còn cho những người xung quanh.
Câu 11: Từ đồng nghĩa với từ cái đúng, cái tốt là từ nào?
- A. Việc thiện.
B. Lẽ phải.
- C. Thiện nguyện.
- D. Tự nguyện.
Câu 12: Trường hợp nào sau đây thể hiện sự vượt qua khó khăn?
- A. Mai bị ốm vào đúng đợt có kì kiểm tra sắp tới vì thế Mai lấy lí do đó để được nghỉ học ở nhà.
- B. Huệ là một học sinh giỏi của lớp nhưng lại ít nói cho nên một số bạn có lời đồn không hay về Huệ nhưng Huệ chỉ im lặng không dám góp ý các bạn.
- C. Lan có tính nhút nhát và sợ phát biểu trước nơi đông người cho nên mỗi khi được gọi phát biểu bạn đều quên mất những điều định nói và giữ im lặng.
D. Mỗi lần Minh giải toán nếu không nhớ công thức đã học đều cố gắng suy nghĩ, nhớ lại hoặc xem lại bài chứ không chán nản bỏ qua.
Câu 13: Vấn đề khó khăn cần vượt qua trong học tập là:
A. Viết chữ xấu, khó đọc.
- B. Thích nghi với nơi ở mới.
- C. Thường có thời gian rảnh.
- D. Chơi cùng nhiều bạn xấu.
Câu 14: Để vượt qua khó khăn trong học tập em nên:
- A. Tiếp thu và thực hiện lời khuyên của mọi người.
- B. Tham gia các hoạt động trau dồi kĩ năng.
C. Đặt ra mục tiêu và kế hoạch thực hiện.
- D. Dành nhiều thời gian để thư giãn, giải trí.
Câu 15: Nội dung nào dưới đây không phải một trong những bước để vượt qua khó khăn?
- A. Xác định những khó khăn cần giải quyết.
B. Lên kế hoạch và chỉnh sửa theo sự góp ý của mọi người.
- C. Xác định nguyên nhân dẫn đến khó khăn.
- D. Liệt kê các phương án vượt qua khó khăn và những người có thể hỗ trợ.
Câu 16: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về biểu hiện vượt qua khó khăn?
- A. Khi thầy giáo hướng dẫn kĩ thuật phát cồng lông, dù thấy khó nhưng Ngọc vẫn mạnh dạn xung phong để thử sức.
- B. Vân luôn tự ti vì các bạn chê mình bị ngọng và không chơi cùng.
- C. Sáng dậy thấy trời gió rét nên Phương lấy lí do bị mệt để không phải tham gia lao động cùng các bạn trong xóm.
D. Sáng nay, bố dạy Hằng cách tỉa, tạo dáng cho cây cảnh nhưng bạn từ chối vì thấy công việc này rất khó và vất vả.
Câu 17: Biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác là:
- A. Cô lập người có điểm khác biệt.
- B. Bàn tán về điểm khác biệt đó.
- C. Thường xuyên đề cập về điểm khác biệt đó.
D. Chấp nhận và không kì thị những khác biệt đó.
Câu 18: Em đồng ý với ý kiến về việc tôn trọng sự khác biệt của người khác?
- A. Chỉ công nhận những người có hình thể đẹp, hoàn chỉnh.
- B. Chỉ nên chơi với các bạn có cùng hoàn cảnh với mình.
- C. Các bạn nữ không nên chơi cùng với các bạn nam.
D. Sự khác biệt của mỗi người tạo nên sắc màu đa dạng cho cuộc sống.
Câu 19: Các bạn bầu ban cán sự lớp, có bạn cho rằng chỉ nên bầu các bạn nam vì các bạn nam có sức khỏe tốt, thích hợp hơn các bạn nữ. Ý kiến này thể hiện điều gì?
A. Thể hiện sự phân biệt về giới tính, thể chất của các bạn nữ.
- B. Thể hiện sự phân biệt về giới tính của các bạn nữ.
- C. Thể hiện sự phân biệt về sức khỏe về thể chất và tinh thần của các bạn nữ.
- D. Thể hiện sự phân biệt về tuổi tác và giới tính của các bạn nữ.
Bình luận