Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trách nhiệm của cá nhân khi gây ra sự cố môi trường là gì?

  • A. Phải di dời cơ sở sản xuất ra khỏi nơi có dân cư.
  • B. Phải có trách nhiệm bồi thường, khắc phục hậu quả về mặt môi trường. 
  • C. Phải thay đổi công nghệ sản xuất không gây ô nhiễm môi trường. 
  • D. Phải nộp phạt cho chính quyền sở tại hoặc tổ chức quản lí môi trường của địa phương. 

Câu 2: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về việc bảo vệ môi trường?

  • A. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
  • B. Nhà sạch thì mát/ Bát sạch ngon cơm. 
  • C. Nước chảy đá mòn.
  • D. Người ta là hoa đất. 

Câu 3: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tiết kiệm tiền?

  • A. Còn người thì còn của.
  • B. Của thiên trả địa.
  • C. Của chợ trả chợ.
  • D. Thắt lưng buộc bụng.

Câu 4: Những vấn đề về thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm,... của mỗi người được gọi là

  • A. Tài chính cá nhân.
  • B. Tiền sinh hoạt. 
  • C. Tài chính gia đình. 
  • D. Tiền tiết kiệm. 

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của việc sử dụng tiền hợp lí?

  • A. Rèn luyện tiết kiệm.
  • B. Chủ động chi tiêu hợp lí.
  • C. Nâng cao thu nhập hàng tháng.
  • D. Dự phòng cho trường hợp khó khăn.

Câu 6: Khi phát hiện hành vi xâm hại trẻ em, em nên làm gì?

  • A. Không quan tâm vì đó không phải việc của mình. 
  • B. Tìm kiếm ngay sự giúp đỡ từ người lớn để ngăn chặn hành vi đó. 
  • C. Trực tiếp đứng ra bảo vệ người bị xâm hại. 
  • D. Ghi lại hành vi xâm hại để làm bằng chứng. 

Câu 7: Em đồng ý với ý kiến về phòng, tránh xâm hại nào?

  • A. Chỉ có trẻ em gái là nạn nhân của xâm hại. 
  • B. Chỉ người lạ mới xâm hại trẻ em. 
  • C. Thủ phạm xâm hại thường là người mà trẻ em biết rõ. 
  • D. Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi các hình thức xâm hại. 

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về hành vi xâm hại trẻ?

  • A. Mỗi khi có khó khăn trong công việc mẹ thường cáu gắt và mắng em. 
  • B. Bạn bè thường trêu chọc em là đần, béo ú khiến em mất tự tin. 
  • C. Bác sĩ bảo trẻ cởi áo để khám ngực khi có cả mẹ ở đó. 
  • D. Chú hàng xóm thường cố tình sờ vào người khiến em không thoải mái. 

Câu 9: Khi em nhận thấy mình có nguy cơ bị xâm hại tình dục, em nên làm gì?

  • A.. Nói chuyện với bố mẹ để cùng tìm cách giải quyết.
  • B. Giữ bí mật và không nói cho ai biết.
  • C. Nói chuyện với bạn bè và cùng nhau tìm cách giải quyết.
  • D. Đối mặt và trả đũa người đã xâm hại.

Câu 10: Do thường xuyên bị đánh mắng nên Cường trở nên cáu kỉnh và bắt nạt các bạn trong lớp. Điều này phản ánh hậu quả gì từ việc xâm hại trẻ?

  • A. Làm ảnh hưởng đến tinh thần, tính cách của trẻ trở nên tiêu cực. 
  • B. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và hình thành tính cách cực đoan ở trẻ. 
  • C. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí và thể chất của trẻ. 
  • D. Làm ảnh hưởng tới nhận thức về thế giới và cách hành xử của trẻ. 

Câu 11: Kế hoạch cá nhân là:

  • A. Những công việc 1 người muốn tự làm.
  • B. Công việc một người muốn làm cùng bạn bè. 
  • C. Những dự định trên giấy về công việc trong tương lai.
  • D. Công việc được nhiều người lên kế hoạch cho 1 người thực hiện. 

Câu 12: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Bảo vệ sự nền nếp của cuộc sống hàng ngày. 
  • B. Giúp xác định rõ mục đích, động cơ của sự việc xảy ra. 
  • C. Đem lại những lợi ích về mặt tinh thần cho người lập kế hoạch. 
  • D. Giúp cho cuộc sống diễn ra suôn sẻ, khoa học và hợp lí hơn. 

Câu 13: Câu ca dao, tục ngữ nào nói về nỗ lực, cố gắng?

  • A. Uống nước nhớ nguồn.
  • B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. 
  • C. Không thầy đố mày làm nên.
  • D. Nước đổ lá khoai. 

Câu 14: Việc làm nào dưới đây không phải bảo vệ môi trường?

  • A. An thường xem phim, đọc sách về việc bảo vệ môi trường.
  • B. Giang thả cả túi ni-lông đựng cá xuống sông vào ngày 23 tháng Chạp. 
  • C. Sau khi phun thuốc trừ sâu bố bạn Nam xử lí vỏ chai đúng theo quy định.
  • D. Gia đình Bình sử dụng bếp điện từ thay vì dùng bếp than. 

Câu 15: Người biết bảo vệ môi trường sống có biểu hiện nào?

  • A. Nhắc nhở những người có hành vi làm ô nhiễm môi trường. 
  • B. Thực hiện việc bảo vệ môi trường khi được nhắc nhở. 
  • C. Có ý thức ghi nhận những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường.
  • D. Có thái độ gay gắt khi hành vi không bảo vệ môi trường xuất hiện. 

Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

  • A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
  • B. Trồng rau sử dụng phân bón hữu cơ. 
  • C. Tiếng ồn của các loại động cơ.
  • D. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe. 

Câu 17: Môi trường gồm oxi, nitơ, cacbonic... cung cấp sự sống cho các loài sinh vật trên Trái Đất là:

  • A. Môi trường nước.
  • B. Môi trường không khí.
  • C. Môi trường trên cạn.
  • D. Môi trường sinh vật. 

Câu 18: Biểu hiện của việc bảo vệ môi trường sống là:

  • A. Xả nước thải ra sông, suối.
  • B. Đốt bếp than, củi.
  • C. Vứt rác nơi công cộng. 
  • D. Trồng cây xanh. 

Câu 19: Hiếu thương lên kế hoạch thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc. Nhưng vì có quá nhiều việc phải làm nên bạn không thực hiện được hết các công việc đã đặt ra. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì?

  • A. Hiếu nên sắp xếp lại thứ tự ưu tiên giữa các công việc để hoàn thành mục tiêu đề ra.
  • B. Hiếu nên chia nhỏ các mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ để thực hiện. 
  • C. Hiếu nên thay đổi mục tiêu để phù hợp với hoàn cảnh của bản thân và gia đình. 
  • D. Hiếu nên nhờ tới sự giúp đỡ của những người xung quanh để hoàn thành nhiệm vụ. 

Câu 20: Để phòng chống lũ lụt và hạn chế thiệt hại do lũ lụt gây ra chúng ta cần làm gì?

  • A. Đốt rừng để làm nương rẫy.
  • B. Chặt bỏ lấy diện tích để làm nhà sinh sống.
  • C. Chặt những cây gỗ quý bán lấy tiền. 
  • D. Phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng thêm cây. 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác