Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Đạo đức 5 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Đạo đức 5 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tùng được bố mẹ cho năm trăm ngàn đồng để tiêu tết, Tùng có rất nhiều thứ muốn mua. Theo em Tùng cần làm gì để chi tiêu hợp lí với số tiền bố mẹ cho?

  • A. Nói dối bố mẹ xin thêm tiền đóng học để có đủ tiền mua đồ.
  • B. Lên danh sách những thứ cần thiết trong khuôn khổ số tiền có.
  • C. Mua hết những thứ muốn mua nếu không đủ sẽ đi vay thêm.
  • D. Cố gắng lấy lí do để xin thêm bố mẹ một khoản tiền nữa.

Câu 2: Em muốn mua một chiếc áo yêu thích, tuy nhiên bản thân em muốn tự mua mà không cần xin bố mẹ. Em sẽ chọn cách giải quyết nào sau đây cho phù hợp?

  • A. Tiết kiệm tiền bố mẹ cho để mua.
  • B. Nghỉ học đi làm thêm kiếm tiền.
  • C. Nói dối bố mẹ xin tiền hoc.
  • D. Vay bạn bè xung quanh để mua.

Câu 3: Sử dụng tiền hợp lí có nghĩa là: 

  • A. Cân đối và tằn tiện.
  • B. Cân đối và có nhiều lợi ích nhất.
  • C. Cân đối và phù hợp.
  • D. Hiệu quả và tiết kiệm.

Câu 4: Em đồng ý với ý kiến về việc sử dụng tiền hợp lí?

  • A. Chỉ mua đồ khi có khuyến mại. 
  • B. Mua đồ mình thích. 
  • C. Mua nhiều đồ giảm giá để dự trữ. 
  • D. Lên kế hoạch trước khi mua sắm. 

Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề sử dụng tiền hợp lí?

  • A. Sử dụng tiền hợp lí sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ.
  • B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần sử dụng tiền hợp li. 
  • C. Cứ mua những gì mình thích vì số lượng hàng hóa là có hạn.
  • D. Việc mua sắm hàng hiệu, xa xỉ là phù hợp cho việc sử dụng hàng ngày. 

Câu 6: Câu ca dao, tục ngữ ngữ nào dưới đây phê phán việc tiêu xài hoang phí?

  • A. Tiết kiệm sẵn có đồng tiền/ Phòng khi túng lỡ không phiền lụy ai.
  • B. Đi đâu mà chẳng ăn dè/Đến khi hết của, ăn dè chẳng ra.
  • C. Tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn.
  • D. Năng nhặt, chặt bị.

Câu 7: Hành vi xâm hại là:

  • A. Hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác. 
  • B. Là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý.
  • C. Là hành vi gây bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán.
  • D. Là các hành vi gây thương tổn.

Câu 8: Hành vi nào trong các hành vi dưới đây xâm hại trẻ em ?

  • A. Chăm sóc, yêu thương trẻ em.
  • B. Quan tâm đến sức khỏe tinh thần trẻ. 
  • C. Lăng mạ, xúc phạm.
  • D. Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tốt.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về hậu quả của việc xâm hại trẻ?

  • A. Xây dựng mối quan hệ tình cảm và tin tưởng với người khác.
  • B. Tăng sự tương tác và giao tiếp xã hội giữa mọi người.
  • C. Tạo ra môi trường an toàn cho người bị xâm hại.
  • D. Làm tổn thương tình cảm và tâm lý người bị xâm hại.

Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải cách để em phòng, tránh nguy cơ bị xâm hại?

  • A. Hít thở sâu để lấy lại bình tĩnh và ứng phó. 
  • B. Run sợ, khóc lóc, giữ kín chuyện. 
  • C. Kêu lớn để người khắc biết và giúp đỡ. 
  • D. Gọi cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em 111. 

Câu 11: Đâu là nguyên nhân khiến trẻ em có nguy cơ bị xâm hại?

  • A. Trẻ được trang bị và luyện tập các kĩ năng bảo vệ bản thân trước những nguy cơ bị xâm hại. 
  • B. Gia đình, cha mẹ chưa đủ quan tâm đến con cái cũng như còn thiếu hiểu biết về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em, thiếu nhận thức về nguy cơ, thiếu sự quan tâm chia sẻ vấn đề giới tính với trẻ em.
  • C. Trường học làm tốt công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. 
  • D. Trẻ nhận diện được các nguy cơ tiềm ẩn về xâm hại xung quanh mình và có các biện pháp ứng phó kịp thời. 

Câu 12: Để lập được kế hoạch cá nhân, ta cần nắm được điều gì?

  • A. Quỹ thời gian hiện có.
  • B. Yêu cầu công việc.
  • C. Nội dung công việc.
  • D. Yếu tố tác động. 

Câu 13: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về lợi ích của việc lập kế hoạch cá nhân?

  • A. Hình dung trước các công việc cần làm.
  • B. Phân phối thời gian hợp lí để tránh bị động.
  • C. Giúp công việc được diễn ra nhanh hơn dự kiến. 
  • D. Tránh bỏ quên, bỏ sót các công việc cần làm.

Câu 14: Việc làm nào dưới đây không giúp ích cho việc thực hiện kế hoạch cá nhân?

  • A. Sinh hoạt điều độ, khoa học và hợp lí. 
  • B. Nghỉ ngơi, giải trí khi có thời gian rảnh thay vì thực hiện theo kế hoạch.   
  • C. Luyện tập thể dục, thể thao để giữ gìn sức khỏe. 
  • D. Tính toán những sự cố có thể xảy ra. 

Câu 15: Hà rất ngưỡng mộ chị gái vì mới học lớp 8 mà chị đã giao tiếp bằng tiếng Anh với người nước ngoài thành thạo. Hà nên làm gì để giống như chị? 

  • A. Học tiếng Anh khi có hứng thú. 
  • B. Đăng kí các lớp dạy kèm ngắn hạn.
  • C. Nhờ chị kèm cho mình tiếng Anh. 
  • D. Cố gắng nỗ lực thực hiện kế hoạch rèn luyện tiếng Anh. 

Câu 16: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về lí do cần bảo vệ môi trường sống?

  • A. Không bảo vệ môi trường sống là hành vi vi phạm pháp luật. 
  • B. Chúng  ta được giáo dục từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần bảo vệ môi trường. 
  • C. Không chỉ học sinh mà cả xã hội cần phải tham gia các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường. 
  • D. Bảo vệ môi trường sống giúp cho khu vực  sinh sống thêm trong lành, an toàn, chất lượng cuộc sống ngày được nâng cao. 

Câu 17: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là gì?

  • A. Tự nhiên. 
  • B. Môi trường. 
  • C. Thiên nhiên.
  • D. Tài nguyên thiên nhiên. 

Câu 18: Nhà máy xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai? 

  • A. Chính quyền địa phương. 
  • B. Trưởng thôn.
  • C. Trưởng công an xã.
  • D. Gia đình. 

Câu 19: Biểu hiện của người biết sử dụng tiền hợp lí là: 

  • A. Chi tiêu những việc chưa cần thiết.
  • B. Mua sắm theo ý thích của bản thân. 
  • C. Mua sắm các đồ dùng cần thiết. 
  • D. Chi tiêu kuoon trong tình trạng vượt quá khả năng. 

Câu 20: Yếu tố quyết định sự thành cô của kế hoạch cá nhân là gì?

  • A. Sự giúp đỡ của mọi người
  • B. Ý chí, lòng quyết tâm. 
  • C. Yếu tố chủ quan.
  • D. Sự may mắn. 

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác